Giống như trong thế giới smartphone thì những năm gần đây thì phân khúc tai nghe True Wireless giá rẻ luôn là sân chơi của các thương hiệu Trung Quốc, các thương hiệu như Soundpeats hay Fiil dần chiếm được cảm tình của người dùng với ưu điểm là mức giá vô cùng cạnh tranh trong khi vẫn sở hữu những thông số và chất âm khá tốt. Earfun chắc chắn là cái tên vẫn còn xa lạ với đa số người dùng trong nước do thương hiệu này mới chỉ được thành lập từ 2018, tuy vậy thì các sản phẩm của hãng đã nhanh chóng gây tiếng vang khi được hàng loạt các trang công nghệ uy tín như TechRadar, Cnet đánh giá cao và Recomment. Earfun Air Mini và Earfun Air S là bộ đôi True Wireless mới được Earfun ra mắt, cùng mình tìm hiểu xem 2 chiếc tai nghe này có điểm gì nổi bật.
Giống như trong thế giới smartphone thì những năm gần đây thì phân khúc tai nghe True Wireless giá rẻ luôn là sân chơi của các thương hiệu Trung Quốc, các thương hiệu như Soundpeats hay Fiil dần chiếm được cảm tình của người dùng với ưu điểm là mức giá vô cùng cạnh tranh trong khi vẫn sở hữu những thông số và chất âm khá tốt. Earfun chắc chắn là cái tên vẫn còn xa lạ với đa số người dùng trong nước do thương hiệu này mới chỉ được thành lập từ 2018, tuy vậy thì các sản phẩm của hãng đã nhanh chóng gây tiếng vang khi được hàng loạt các trang công nghệ uy tín như TechRadar, Cnet đánh giá cao và Recomment. Earfun Air Mini và Earfun Air S là bộ đôi True Wireless mới được Earfun ra mắt, cùng mình tìm hiểu xem 2 chiếc tai nghe này có điểm gì nổi bật.
Về cách đóng gói sản phẩm thì Earfun chọn cho mình một phong cách khá trẻ trung với hai tông màu trắng và vàng. Vì là tai nghe không dây nên phụ kiện không thể thiếu đó là dây sạc USB Type C, tăm bông để vệ sinh, kèm theo một số cặp eartip để các bạn thay thế.
Thiết kế là điểm mà mình cảm thấy Earfun Air Mini và Earfun Air S làm khá tốt, form dáng của bộ đôi tai nghe này có phần tương đồng với Airpod Pro – một tượng đài về thiết kế trong thế giới tai nghe và dĩ nhiên là về độ thoải mái khi đeo hay cách âm thụ động thì Earfun Air Mini và Earfun Air S không kém gì Airpod Pro. Earfun Air S là sản phẩm cao cấp hơn nên cũng được hãng chăm chút bằng nước sơn metallic nổi bật trên mặt ngoài trong khi Earfun Air Mini thì chỉ đơn giản là sự tương phản giữa bề mặt nhựa bóng và nhựa nhám.
Về case sạc thì cả 2 sản phẩm đều có thiết kế khá tương đồng, điểm mình chưa hài lòng là cổng sạc trên Earfun Air Mini được đặt ở một vị trí lưng lửng, vừa mất thẩm mỹ mà cũng khiến người dùng phải mất thời gian làm quen, trên Earfun Air S thì cổng sạc vẫn được đặt ngay ngắn ở mặt sau và kích thước cũng lớn hơn so với người đàn em.
Về chất liệu và độ hoàn thiện của Earfun Air Mini và Earfun Air S thì mình thấy không có quá nổi bật hay vợt trội so với các đối thủ khác đến từ Soudpeats hay JLAB, vẫn là kiểu nhựa đen với tông màu đen truyền thống, ưu điểm là chúng được phủ nhám và bo cong mềm mại nên cầm rất bám tay.
Thông số kỹ thuật và tính năng của Earfun Air Mini và Earfun Air S gần như là tốt nhất trong tầm giá của chúng. Điểm sơ qua thì chúng ta có Bluetooth 5.2, mic thu âm tích hợp khử ồn, kết nối độ trễ thấp( low latency). Với Earfun Air S vì là sản phẩm cao cấp hơn nên em nó còn được trang bị sạc không dây, chống ồn chủ động, kết nối đa thiết bị kèm theo 4 microphone để phục vụ đàm thoại và hỗ trợ chống ồn.
Nói thêm một chút về khả năng cách âm trên Earfun Air S thì mình thấy vốn dĩ chống ồn thụ động của em này đã rất tốt rồi, nên khi kích hoạt chống ồn chủ động thì hiệu quả cách âm là rất tốt.
Thời lượng pin của Earfun Air Mini và Earfun Air S cũng đạt khoảng 25h theo như công bố của hãng và với điều kiện sử dụng thực tế thì sự chênh lệch cũng sẽ không quá đáng kể. Mình sạc đầy và dùng luân phiên cả 2 chiếc tai nghe với cường độ khoảng 3-4 tiếng một ngày thì sau đúng 1 tuần chúng mới báo pin yếu.
Chất âm của Earfun Air Mini và Earfun Air S thiên về kiểu âm V-shape, vậy nên sẽ hợp với các thể loại nhạc điện tử và có âm hưởng sôi động, một điểm đáng khen là 2 mẫu tai nghe của Earfun tuy có Bass khá nhiều lượng nhưng vẫn có sự trong trẻo nhất định chứ không bị đục và ù như các dòng tai nghe của Soundpeats, về điểm này thì mình thấy có phần tương đồng với Moxpad X3. Nếu Mid của Earfun Air Mini hơi lùi và khô thì mid trên Earfun Air S lại được làm dày và mượt hơn nên mình nghĩ âm của Earfun Air S sẽ vẫn hợp để nghe vocal hơn là Earfun Air Mini.
Tổng kết lại thì mình thấy Earfun Air Mini và Earfun Air S là 2 sự lựa chọn rất sáng giá trong phân khúc giá của chúng. Tuy thiết kế có phần hơi nhàm chán nhưng xét về thông số kỹ thuật và các tính năng được trang bị thì Earfun Air Mini và Earfun Air S không ngán một đối thủ nào. Chất âm của bộ đôi tai nghe không dây nhà Earfun sẽ hợp cho những bạn thích nghe nhạc mạnh và không quá quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật hay chi tiết của bài nhạc.
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hỏi đáp bình luận