Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe headphone, tai nghe nhét tai đúng cách

Vệ sinh tai nghe là điều cần thiết , khi tai nghe bẩn không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây viêm tai , ảnh hưởng đến chất âm và tuổi thọ tai nghe, hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh tai nghe cùng songlongmedia nhé

Vệ sinh tai nghe là điều cần thiết , khi tai nghe bẩn không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây viêm tai , ảnh hưởng đến chất âm và tuổi thọ tai nghe, hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh tai nghe cùng songlongmedia nhé

1. Lợi ích của việc vệ sinh tai nghe thường xuyên

Trong quá trình sử dụng tai nghe hay cách thiết bị điện tử khác, việc vệ sinh là đầu việc không thể thiếu.
Sau một thời gian sử dụng, tai nghe sẽ bám nhiều bụi bẩn, ráy tai,... mắc kẹt trong các khe hở nhỏ của tai nghe. Thế nên, việc vệ sinh tai nghe đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích chẳng hạn như:

  • Đảm bảo chất lượng tai nghe không bị giảm sút
  • Tăng tuổi thọ tai nghe, kéo dài thời gian sử dụng
  • Giữ được ngoại hình mới mẻ cho tai nghe
  • Ngăn chặn, hạn chế được các vi khuẩn xâm nhập vào tai

2. Nắm được những loại tai nghe trước khi vệ sinh

2.1 Tai nghe chụp tai ( Headphone, On-Ear, Over-Ear )

Đây là loại tai nghe trùm đầu có miếng đệm bọc quanh tai được làm từ xốp, mút, bao bọc bỏi da. Đặc điểm của loại tai nghe này là rất dễ bám mồ hôi và có mùi khó chịu khi đeo lâu. 

2.2 Tai nghe nhét trong ( In-ear )

Tai nghe In-ear là những loại có nút silicon hoặc foam nhét sâu bên trong tai như tai nghe AirPods Pro, SONY EXTRABASS MDR-XB55AP, Sony wf 1000xm3,... đây là loại tai nghe dễ bị bẩn nhất trong các loại tai nghe nhưng vệ sinh cũng tương đối dễ. 

2.3. Tai nghe nhét tai ( Earbud )

Tai nghe Earbud là dạng tai nghe dễ vệ sinh nhất tuy nhiên phần mảng loa khá lộ và cũng dễ bị bẩn. Những loại tai Earbud phổ biến có thể kể đến như: AirPods 2, SONY WF-1000XM4,...

3. Cách vệ sinh tai nghe đúng cách

Đối với mỗi loại tai nghe sẽ có những phương pháp để vệ sinh riêng. Tuy nhiên, sẽ có những mẹo có thể dùng để vệ sinh cho mọi loại tai nghe. Cùng Songlongmedia tìm hiểu nhé!

3.1 Sử dụng hỗn hợp xà phòng cùng nước ấm để vệ sinh miếng đệm tai nghe 

Tần suất lý tưởng để làm việc này là một tuần một lần. Trước khi vệ sinh, hãy đảm bảo tai nghe đã được tắt và ngắt kết nối với thiết bị của bạn. Đây là cách vệ sinh tai nghe phổ biến, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho mọi loại tai nghe. 

  • Sử dụng vải mềm để lau khô, không sử dụng rượu vì chúng làm mất màu hoặc làm hỏng da/ vải nhanh hơn. 

3.2 Loại bỏ các mảnh vụn bên trong tai nghe bằng một cái bàn chải mềm

Việc tai nghe có nhiều mảnh vụn tích tụ khiến chất lượng âm thanh bị giảm. Để loại bỏ chúng, bạn có thể tìm và mua dụng cụ vệ sinh được thiết kế để làm sạch sáp ráy tai. 

Vệ sinh tai nghe theo cách này rất dễ thực hiện:

  • Đầu tiên, sử dụng dụng cụ và lấy sạch những miếng sáp dính trên miếng lọc tai nghe. Hãy cẩn thận để tránh không làm hỏng lớp miếng lọc bạn nhé.
  • Sau đấy, hãy dùng bàn chải mềm, nhỏ và nhẹ nhàng làm sạch những thứ còn dính vào tai nghe.
  • Cuối cùng, lau sạch tai nghe bằng khăn ướt sau đó lau khô thật kỹ.

3. Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe theo từng loại

3.1 Chuẩn bị dụng cụ

  •    Một miếng vải khô
  •    Bàn chải bất kỳ
  •    Tăm bông
  •    Xà bông tắm
  •    Nước

3.2 Cách vệ sinh tai nghe chụp tai ( Headphone )

Trước tiên, bạn tháo phần pad da ( đệm tại ) ra khỏi tai nghe rồi lấy khăn lau ẩm và vệ sinh tai nghe, lấy bàn chải quét những khe kẽ bám bụi trên bề mặt xung quanh màng loa , nếu loại tai nghe nào không tháo được pad thì chỉ lau xung quanh phần pad da và củ loa.

Cuối cùng lau lại tất cả với khăn khô , để phơi trước gió , tránh ánh nắng trực tiếp , sau đó lắp lại tai nghe và sử dụng bình thường.

3.3 Cách vệ sinh tai nghe In-ear

Bước đầu tiên, tháo nút tai ra khỏi tai nghe và vệ sinh tai nghe in ear bằng khăn ẩm , sau đó đem đi phơi trước gió , nếu nút tai là foam bọt biển thì hãy thao tác nhẹ nhàng.

Tiếp tục dùng khăn ẩm vệ sinh lau chùi phần củ tai và dây , sau đó dùng tăm bông chà nhẹ nhàng phần loa và các khe kẽ đến khi sạch nhất có thể sau đó đem phơi trước gió và lau lại 1 lần bằng khăn khô .

Sau khi vệ sinh xong, chỉ cần lắp lại nút tai và tiếp tục sử dụng.

3.4 Cách vệ sinh tai nghe Earbud

Cách vệ sinh cho tai nghe Earbud loại có dây hoặc bluetooth như sau:

Dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt của tai Earbuds , sau đó dùng tăm bông chùi nhẹ màng loa nơi có bụi bẩn. Tiếp đến, dùng khăn khô lau lại tai nghe và tiếp tục sử dụng.

3.5 Cách vệ sinh hộp sạc tai nghe bluetooth không dây

Đầu tiên, bạn dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt hộp sạc , sau đó mở nắp hộp và lau phía bên trong.

Tiếp theo, hãy lấy tăm bông ẩm lau chùi các khe kẽ bám bụi. Sau đó lau lại bằng khăn khô, đem đi phơi gió là có thể tiếp tục sử dụng như bình thường.

4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng để giúp tai nghe luôn sạch sẽ

Sau đây là 1 số lưu ý trong quá trình sử dụng tai nghe sẽ giúp bạn bảo quản tốt hơn và tăng tuổi thọ cho chiếc tai nghe của mình.

4.1 Tránh sử dụng và cất giữ tai nghe trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh hay độ ẩm quá cao khiến tai nghe rất dễ bị hỏng , nhất là phần pad da và pin.

Nên để tai nghe ở nơi có nhiệt độ vừa phải, mát mẻ, sau khi sử dụng xong nên cất trong hộp và bỏ thêm hạt chống ẩm, để bảo quản tai nghe tốt hơn.

4.2 Để tai nghe vào hộp hoặc túi khi không sử dụng

Rất đơn giản phải không , sau khi dùng xong thì bạn nên cất tai nghe trong hộp hoặc túi bóng có gói chống ẩm để tránh tình trạng hơi ẩm xâm lấn gây hư hại phần pad da tai nghe chụp tai hoặc pin của tai nghe không dây nhé.

4.3 Lau sạch tai nghe sau khi tập thể dục, giữ tai nghe khô ráo & tránh ẩm

Sau quá trình vận động, chơi thể thao, việc ra mồ hôi là chuyện rất bình thường tuy nhiên nó lại không tốt cho tai nghe chút nào.

Dù loại tai nghe mà bạn sử dụng có chống nước hay không thì việc dính mồ hôi sẽ khiến tai nghe nhanh hỏng. 

Mồ hôi có tính axit nên sẽ gây hư hại cho các linh kiện của tai nghe cho nên sau khi dùng xong bạn nên làm thêm các bước lau chùi lại tai nghe và hong khô trước gió nhé.

4.4 Thường xuyên vệ sinh tai của bạn

Các bạn nên nhớ làm sạch tai nghe thường xuyên là cách tốt nhất giữ cho tuổi thọ và độ bền của tai nghe , phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không nào.

Trung bình bạn nên 1 tuần lại lôi tai nghe ra vệ sinh nhé, vừa làm sạch tai nghe vừa tránh bị các loại nấm và vi trùng xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm nguy hiểm.

4.5 Vệ sinh jack cắm điện thoại

Phần jack cắm tai nghe trên điện thoại có thể vệ sinh đơn giản bằng tăm bông loại nhỏ. Chỉ cần cắm tăm bông vào jack cắm tai nghe, sau đó xoay nhẹ và rút ra. Tăm bông rất hiệu quả trong trường hợp muốn vệ sinh jack cắm tai nghe.

Vậy là chúng ta đã bổ sung cho mình một chút kiến thức về các cách vệ sinh tai nghe và cách bảo quản tai nghe tốt hơn để tiếp tục thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn nhất.

 

Hỏi đáp bình luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Liên hệ chúng tôi Gửi tin nhắn cho chúng tôi Chat với chúng tôi qua Zalo Lên đầu trang