Tác hại từ việc đeo tai nghe quá nhiều và không đúng cách

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác hại của việc đeo tai nghe nhiều và cách đeo tai nghe thế nào cho tốt và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác hại của việc đeo tai nghe nhiều và cách đeo tai nghe thế nào cho tốt và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bởi lẽ ngày nay, hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiêc tai nghe nhằm tận hưởng âm thanh một cách sống động và không làm phiền những người xung quanh. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra rất nhiều tác hại khi mọi người thường đeo tai nghe rất lâu, làm ảnh hưởng đến tại, thính giác hay não bộ.

tác hại của việc đeo tai nghe nhiều 

1. Vì sao việc đeo tai nghe quá lâu gây hại cho tai?

Âm thanh truyền vào tai của bạn khi nghe lúc bình thường và lúc đeo tai nghe là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, đối với việc tiếp nhận âm thanh thông thường, sóng âm sẽ truyền qua vành tai, rồi mới truyền đến tai, ống tai và cuối cùng là vào màng nhĩ.

Lúc này, những xương tai giữa bị kích thích, khiến âm thanh truyền vào tai rồi đưa đến não bộ của con người. Phía trong ốc tai của mỗi người có rất nhiều tế bào lông đảm nhiệm âm thanh. Mỗi một tế bào sẽ đảm nhiệm một tần số âm thanh riêng.

Nhưng khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ truyền thẳng qua ống tai, khiến áp lực lên tai bị gia tăng. Khi điều đó diễn ra quá nhiều, nó sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe hay phần tai của bạn.

vì sao đeo tai nghe nhiều lại gây hại

2.Tìm hiểu các tác hại của việc đeo tai nghe nhiều?

2.1 Khiến thính lực bị giảm hoặc mất thính lực tạm thời

Đeo tai nghe nhiều làm cho những tế bào thần kinh trong ốc tai phải hoạt động quá sức, gây suy giảm thính lực hay tệ hơn là có thể bị điếc.

Suy giảm thính lực sẽ xuất hiện nếu bạn tiếp xúc âm thanh với cường độ 85 – 90 decibels liên tục 2h đồng hồ mỗi ngày và kéo dài trong 1 – 2 năm. Hiện tại, các máy nghe nhạc dùng tai nghe đều có công suất cực đại lên tận 120 decibels gây ra những áp lực âm thanh đủ lớn để ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh.

Tai nghe khi sử dụng cũng sẽ phát ra những loại sóng điện từ gây tổn thương bộ não. Mọi âm thanh vượt quá ngưỡng trên cũng sẽ gây hại cho thính giác của bạn.

Ngoài ra, bạn không nên đeo tai nghe liên tục quá 15 phút ở ngưỡng trên mà cần cho tai có khoảng thời gian nghỉ giữa những lần dùng. Bạn có thể sẽ không cảm nhận rằng thính lực của mình giảm một cách rõ rệt, mà cần phải một thời gian dài mới nhận ra được.

Âm thanh quá lớn sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh thính giác tiếp nhận tần số cao trước tiên, sau đó sẽ đến các tế bào tiếp nhận tần số trung bình và thấp. Như vậy điều đó sẽ ảnh hưởng đến bạn trong lúc nghe với tần số trung bình như âm thanh của tiếng nói bình thường.

Sau khi chịu ảnh hưởng từ những âm thanh quá lớn, tai của một vài người sẽ rơi vào trạng thái mất thính lực tạm thời. Đây được xem là một cơ chế bảo vệ của tai, với các sợi lông nhỏ ở tai trong bị tổn thương, tiết ra 1 chất có công dụng khiến giảm đi độ phân giải của âm thanh.

Khi đó tai của bạn sẽ có thể được “nghỉ ngơi” trước các kích thích từ âm thanh xung quanh. Để khắc phục tình trạng mất thính lực tạm thời, bạn nên đến những nơi yên tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi đến khi thính lực trở lại trạng thái ban đầu. Đương nhiên, bạn cần hạn chế tối đa việc như trên tiếp diễn, bởi rất có khả năng bạn sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn.

đeo tai nghe nhiều khiến thính lực bị giảm

2.2 Tác hại của việc đeo tai nghe là gây viêm tai ngoài

Đeo tai nghe nhiều dẫn đếm tình trạng viêm tai ngoài và có thể khiến bạn gặp rất nhiều phiền phức và khó chịu. Thậm chí, vào trường hợp xấu nhất, da tại vùng quanh ống tai bạn sẽ từ từ bị bào mòn, điều đó sẽ tạo ra một loại chất nhầy chảy vào tai bên trong. Điều này cũng sẽ khiến đau ở tai ngoài là một trong những tác hại của việc đeo tai nghe nhiều.

Tình trạng này rất hay xảy ra đối với những người thường xuyên bơi lội và những người thường xuyên sử dụng tai nghe.

2.3 Tác hại của đẹo tai nghe là khiến tích tụ nhiều ráy tai

Một vài loại tai nghe thiết kế có ống tai dài. Loại này rất nguy hiểm khi dùng trong khi ngủ nên bạn hãy thật cẩn thận. Nếu bạn nằm nghiêng người hoặc nhét quá sâu vào bên trong thì sẽ dễ dẫn đến tình trong ráy tai bị tích tụ.

Nguyên nhân tích tụ nhiều ráy tai là do tai nghe được đưa vào lỗ tai, nó ngăn chặn không khí được lưu thông xung quanh khiến cho sáp tai dễ dàng lọt vào màng nhĩ.

Một khi ráy tai tích tụ quá nhiều mà không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng ù tai, mất thị giác và nhiều thương tổn khác. Đây là tác hại thường xuyên gặp phải nhất xuất phát từ việc bạn đeo tai nghe nhiều & thường xuyên. 

tác hại của việc đeo tai nghe nhiều là tích tụ ráy tai

2.4 Khiến cho không khí khó lưu thông

Tai nghe được thiết kế để vừa đủ khít với lỗ tai của người dùng, nhằm giúp người nghe có thể nghe rõ ràng và chất lượng.

Nhưng chính điều này đã làm cho lượng không khí lưu thông trong tai bị tắc, không được thoát ra. Nên khi bạn đeo tai nghe nhiều, về lâu về dài sẽ gây nên tác hại là khiến tai bị viêm nhiễm.

2.5 Nguy cơ làm hỏng màng nhĩ

Phần tai của mỗi người có rất nhiều tế bào thính giác, mỗi tế bào khác nhau sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Nếu tai thường xuyên tiếp xúc nhiều với những âm thanh hoặc tiếng động một cách quá tải, sẽ có nguy cơ lớn bị rơi vào tình trạng kích thích liên tục, qua đó bị thủng màng nhĩ tai, sẽ mất thính giác hoàn toàn.

Không những vậy, nghe nhạc với mức âm lượng lớn, hoặc nghe nhạc xuyên suốt buổi đêm trong khi ngủ, không chỉ có hại cho thính giác, mà còn tác động không tốt đến hệ thần kinh trung ương.

2.6 Đau tai hoặc trầy xước tai

Kích thước tai nghe không phù hợp sẽ khiến cho tai bị ê nhức kèm với đau đầu. Với những trường hợp trên, tác hại của đeo tai nghe có kích thước không phù hợp là bạn sẽ cảm thấy đau, rát , tệ nhất có thể gây trầy xước, sưng tấy.

2.7 Phân tán sự tập trung khi đang làm việc, lái xe

Nếu đang thắc mắc đeo tai nghe nhiều có hại không? Hãy nghe các chuyên gia cảnh báo.  Mọi người không nên sử dụng tai nghe trong lúc đang lái xe vì việc này có thể làm bạn mất tập trung rồi dẫn đến những tình huống không mong muốn.

Hơn nữa, đeo tai nghe nhiều và lâu còn không chỉ gây tác hại đến tai mà còn khiến cho thần kinh của bạn mệt mỏi, khó phân tích hay tiếp nhận lời nói của người xung quanh. Do đó, bạn trở nên chậm chạp và khó tiếp thu.

2.8 Ảnh hướng đến não bộ

Âm thanh truyền ra từ điện thoại qua tai nghe mạnh và kéo dài khiến thính giác bị kích thích liên tục, từ đó gây mệt, tệ nhất là tổn thương và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương.

ảnh hưởng đến não bộ là tác hại khi đeo tai nghe nhiều

3. Đeo tai nghe như thế nào cho đúng

3.1 Đối với tai nghe Headphone ( On-ear, Over-ear )

Headphone (On-ear, Over-ear) là dạng tai nghe chụp tai. Đây là kiểu tai nghe có phần quai trên đầu giúp giảm thiểu áp lực vào tai và loại bỏ được tiếng ồn bên ngoài.

Bước 1: Chọn đúng bên của tai nghe rồi đeo tai nghe vòng qua đầu.

Bước 2: Chịnh lại phần nối 2 bên tai nghe sao cho vừa vặn và thoải mái.

Bước 3: Bạn hãy đặt 2 bên tai nghe rồi áp vào 2 bên tai của bạn, vừa đặt vừa chỉnh sao cho chiếc tai nằm gọn trong đệm mút một cách thoải mái nhất.

cách đeo tai nghe headphone đúng cách

3.2 Đối với tai nghe nhét trong ( In-ear )

Tai nghe In-ear là dạng tai nghe nhét có thiết kế phần housing với ống tai nghe nhỏ gọn, thuôn dài, có thể dễ dàng tiến sâu vào trong ống tai để truyền âm thanh và cách âm tốt hơn. Phần đầu của tai nghe thường có miếng đệm mút cao su với nhiều kích thước khác nhau.

Sau đây là cách đeo tai In Ear đúng cách:

Bước 1: Bạn đặt miếng mút tai nghe vào đúng lỗ chuẩn lỗ tai dọc theo chiều ống tai.

Bước 2: Bạn có thể mở rộng tai bằng cách dùng tay kéo nhẹ phần dái tai xuống phía dưới.

Bước 3: Bạn hãy xoay nút tai nghe để hướng ra phía trước thật nhẹ nhàng cho tới khi tai nghe của mình nằm vừa vặn trong tai.

Bước 4: Thả tay giữ phần dái tai ra rồi ấn nhẹ phần nút tai để đảm bảo tai nghe được đeo một cách chắc chắn.

Bạn cần làm tương tự với chiếc tai còn lại, giờ đây bạn đã đeo tai nghe đúng cách và đương nhiên sẽ không phải lo lắng rằng tai nghe sẽ bị rơi ra.

cách đeo tai nghe in ear đúng cách

3.3 Đối với tai nghe nhét tai ( Earbud )

Tai nghe Earbuds là loại tai nghe đeo thẳng vào tai, có vỏ làm bằng nhựa và phần củ loa của tai nghe chỉ bám ngoài vành tai, không nhét sau vào bên trong.

Việc đeo tai Earbuds rất đơn giản, ban thì cần để tai nghe vào một cách chậm rãi, phần thân của tai nghe nên hướng ra trước 1 chút.

cách đeo tai nghe Earbuds đúng cách

4. Những điều cần chú ý khi sử dụng tai nghe

Bạn nên dùng tai nghe cùng mức âm thanh vừa đủ, không cho quá 2/3 âm lượng của các thiết bị di động.

Khi sử dụng tai nghe true wireless hoặc bluetooth thì bạn nên tránh không vừa sạc vừa nghe nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng tai nghe.

Bạn nên sử dụng tối đa 2 tiếng một ngày để bảo vệ sức khỏe và thính giác của mình.

Bạn hãy chọn loại tai nghe nào có kích thước phù hợp với tai của mình, không nên chọn loại quá to vì sẽ gây đau tai, cũng không nên chọn loại quá bé vì sẽ làm âm thanh bên ngoài lọt vào.

Và đặc biệt bạn không nên đeo tai nghe 1 bên để hạn chế các tác hại như: Cảm thấy đau tai, có hại cho tai hoặc có thể làm lệch khả năng nghe của 2 bên tai.

lưu ý khi sử dụng tai nghe

Hy vọng rằng qua những chia sẽ này, các bạn có thể nắm được tác hại của việc đeo tai nghe quá nhiều và biết được những lưu ý cần tránh trong quá trình sử dụng tai nghe nhắm bảo vệ sức khoẻ cho tai cũng như bản thân.

Hỏi đáp bình luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Liên hệ chúng tôi Gửi tin nhắn cho chúng tôi Chat với chúng tôi qua Zalo Lên đầu trang