Đánh giá Beyerdynamic Free Byrd - Chưa quá ấn tượng

Nhắc đến Beyerdynamic là nhắc đến những mẫu tai nghe Fullsize tham chiếu có chất lượng âm thanh tuyệt vời, tuy vậy thì thương hiệu tới từ Đức cũng không thiếu những mẫu tai nhét trong ấn tương, ở mức giá rẻ chúng ta có Beat Byrd còn phân khúc high-end là sự góp mặt của Xelento. Trước xu hướng công nghệ ngày càng mạnh mẽ với sự lên ngôi của những mẫu tai nghe true wireless thì Beyerdynamic vẫn tỏ ra khá thờ ơ, nhưng sự rồi mọi chuyện có vẻ đã thay đổi hoàn toàn khi mà hãng cho ra mắt Free Byrd, chiếc tai nghe không dây đầu tiên và đánh dấu sự tham gia vào thị trường true-wireless của một trong những hãng tai nghe lâu đời và danh tiếng nhất thế giới.

Nhắc đến Beyerdynamic là nhắc đến những mẫu tai nghe Fullsize tham chiếu có chất lượng âm thanh tuyệt vời, tuy vậy thì thương hiệu tới từ Đức cũng không thiếu những mẫu tai nhét trong ấn tương, ở mức giá rẻ chúng ta có Beat Byrd còn phân khúc high-end là sự góp mặt của Xelento. Trước xu hướng công nghệ ngày càng mạnh mẽ với sự lên ngôi của những mẫu tai nghe true wireless thì Beyerdynamic vẫn tỏ ra khá thờ ơ, nhưng sự rồi mọi chuyện có vẻ đã thay đổi hoàn toàn khi mà hãng cho ra mắt Free Byrd, chiếc tai nghe không dây đầu tiên và đánh dấu sự tham gia vào thị trường true-wireless của một trong những hãng tai nghe lâu đời và danh tiếng nhất thế giới.

Đóng hộp và phụ kiện                                             

Beyerdynamic Free Byrd có phong cách đóng hộp khá mộc mạc và thân thiện với môi trường khi sử dụng chất liệu chủ yếu là bìa giấy carton. Một điểm cộng lớn của Beyerdynamic Free Byrd đó là hãng trang bị cho chiếc tai nghe này bộ phụ kiện vừa chất lượng và vừa phong phú về số lượng. Chúng ta có 5 cặp eartips silicon và 3 cặp Foam bọt biển với nhiều kích cỡ khác nhau, những cặp eartip này có chất lượng rất tốt và mình nghĩ hãng đã tự thiết kế và nghiên cứu để có được thành quả này chứ không đặt bên thứ 3 sản xuất như nhiều hãng khác. Phụ kiện không thể thiếu tiếp theo là dây cáp sạc, và điểm thú vị là sợi dây này có dạng L shape ở phần chân type-C chống gãy gập trong quá trình sử dụng. Cuối cùng là bộ sách HDSD và phiếu bảo hành, theo mình nghĩ thì hãng có thể làm tinh gọn phần này lại bằng cách để mã QR cho người dùng truy cập vào nội dung số như cách mà Sony hay Jabra làm.

Thiết kế và trải nghiệm sử dụng

Bắt đầu từ phần này thì mình sẽ lồng ghép đan xen cả trải nghiệm cá nhân và So sánh Beyerdynamic Free Byrd với Sony WF-1000xm4, đối thủ chính của nó trong cùng phân khúc.

Thiết kế case sạc của Beyerdynamic Free Byrd đơn giản nhưng đem lại sự thoải mái khi sử dụng, cách phối màu và chất liệu thì mình thấy khá giống các sản phẩm của Skullcandy, nhất là màu xám mình đang có trên tay, tất nhiên là về độ hoàn thiện hay sự chắc chắn của bản lề thì Beyerdynamic Free Byrd ở một tầm cao hơn.

 

Về housing thì thoạt nhìn Free Byrd có kích thước khá to, nhưng khi đeo lên lại cực dễ fit tai, điều này có được là do Beyerdynamic không thiết kế phần housing liền khối mà chia làm 2 khoang, phần bên ngoài khá to do phải chứa bo mạch, cảm biến và pin, còn phần khoang nhỏ hơn sẽ chứa driver, thêm nữa là ống nozzle cũng được làm nghiêng một góc 20 độ.

Eartip silicon khá dày và êm nhưng độ bám tai chưa được tốt, nên mình nghĩ những bạn nào có dáy tai ướt thì sẽ gặp đôi chút bất tiện, may thay là hãng cũng tặng kèm các cặp foam, đeo thoải mái và bám tai tốt hơn hẳn. So sánh Beyerdynamic Free Byrd với Sony WF-1000xm4 về khoản này thì mình sẵn sang dành một điểm cộng cho Free Byrd vì sự dễ chịu khi đeo, trong khi Sony WF-1000xm4 vẫn tỏ ra quá khổ với người có ống tai trung bình hoặc bé.

Về tính năng xuyên âm và chống ồn chủ động thì mình đã thử ở những môi trường có tiếng ồn lớn và liên tục như trên xe buýt hay ở chợ, Beyerdynamic Free Byrd tỏ ra khá hiệu quả, nhất là khi kết hợp với bộ foam đi kèm, tiếng ồn bên ngoài được triệt tiêu đáng kể, tuy vậy thì chế độ xuyên âm của Beyerdynamic Free Byrd theo mình là chưa thực sự ấn tượng khi âm thanh xung quanh mình nghe được chỉ dừng lại ở mức tạm được, một lần nữa so sánh Beyerdynamic Free Byrd và Sony WF-1000xm4 thì lần này người chiến thắng là đại diện của Sony khi mà chế độ chống ồn của WF1000xm4 hiệu quả hơn, âm thanh khi bật chế độ xuyên âm cũng to và rõ ràng hơn.

Apps đi kèm là một thứ không thể thiếu trên các mẫu True-Wireless cao cấp, Beyerdynamic Free Byrd cũng được tích hợp apps trên smartphone và các bạn có thể tải về dễ dàng trên cả IOS và Androi. Giao diện trực quan dễ dùng và mượt mà là những ưu điểm mà mình nhận thấy được, còn về phần tính năng hay các tùy chỉnh thì apps đi kèm của Sony WF-1000xm4 vẫn có nhiều lựa chọn hơn cho người dùng.

Âm thanh

Mới đầu khi kết nối Beyerdynamic Free Byrd với điện thoại và nghe thử thì mình hơi ngạc nhiên vì âm thanh khá bé dù để volume hết cỡ, lục lại HDSD thì cũng không có thao tác tăng giảm âm lượng trên tai, vọc vạch một hồi thì mình chợt nhớ ra chưa đồng bộ hóa âm thanh trên thiết bị với tai nghe, đây chắc chắn là một lưu ý nhỏ cho anh em nào lần đầu sử dụng sản phẩm này. Khi đã thỏa mãn phần âm lượng thì mình bắt đầu nhận ra những ưu điểm về chất âm của chiếc tai nghe bluetooth này, bass không quá nhiều lượng nhưng đánh căng, nhấn nhiều vào up-bass và kiểm soát rất tốt, các nhịp trống jazz khi nện xuống nghe rất đã tai, nhát nào ra nhát đấy chứ không bị đè nên nhau. Trung âm của Free Byrd có vị trí hơi lùi về sau và hơi mỏng thiên về tông trung tính, dải cao chi tiết tốt và nhấn low-treble, nhưng cái hay là Beyerdynamic họ xử lý rất mượt cứ không hề bị chói ghắt hay gây mệt tai khi nghe lâu. Để so sánh Beyerdynamic Free Byrd và Sony WF-1000xm4 về mặt âm thanh thì cũng khá dễ khi 2 mẫu tai nghe này đi theo 2 hướng khác nhau hoàn toàn. Nếu như Sony WF-1000xm4 sở hữu màu âm tối với dải bass dồi dào về lượng, sub-bass mạnh mẽ, dải mid dày và ấm, treble lại hơi đuối thì Beyerdynamic Free Byrd như đã nói ở trên có dải bass thanh lịch hơn, mid trong và cho chi tiết tốt hơn.

Tổng kết

Với mức giá gần 6 triệu đồng thì Beyerdynamic Free Byrd nghiễm nhiên được xếp vào hàng tai nghe true-wireless cao cấp rồi và những trải nghiệm mà chiếc tai nghe này mang lại khiến mình khá thích thú. Chất âm của chiếc tai nghe này cân bằng, trung tính và mang hơi hướng kỹ thuật như những mẫu fullsize tham chiếu. Cảm giác đeo thoải mái, thời lượng pin trâu và apps đi kèm có nhiều tính tăng hay ho cũng là một điểm cộng trên Beyerdynamic Free Byrd. Về mặt công nghệ thì Beyerdynamic Free Byrd được trang bị đầy đủ các tính năng và công nghệ mới nhất hiện tại, tuy chưa thể bì kịp các tên tuổi lớn khác như Sony hay Apple về trải nghiệm sử dụng nhưng dù sao thì Beyerdynamic Free Byrd cũng mới chỉ là thế hệ đầu tiên và mình tin rằng ở những thế hệ tiếp theo thì Beyerdynamic Free Byrd sẽ còn được cải tiến nhiều hơn nữa.

Hỏi đáp bình luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Liên hệ chúng tôi Gửi tin nhắn cho chúng tôi Chat với chúng tôi qua Zalo Lên đầu trang