Năm ngoái JBL đã cho ra mắt loạt sản phẩm tai nghe thể thao với Slogan là Endurance nghĩa dịch nôm na là hướng tới nhu cầu vận động, thể thao ở cường độ cao. Loạt tai nghe thiết kế cho nhu cầu nghe nhạc khi luyện tập. Và mẫu tai nghe mới nhất trong dòng Endurance hiện nay là chiếc JBL Endurance Peak True Wireless.
Trước đây thì JBL đã từng bán ra chiếc JBL Free nhưng có vẻ như họ đã không đạt được tiêu chí của người tiêu dùng và đã bị lãng quên khá nhanh trong thời điểm True Wireless bắt đầu bùng nổ. Và đây chính là chiếc True Wireless thứ 2 của họ.
Mình sẽ nói ngay tới 8 điểm nhấn nổi bật nhất của chiếc Peak này
Và sau đây sẽ là bài mở hộp, hướng dẫn sử dụng và đánh giá chiếc tai nghe JBL Endurance Peak.
Hộp của sản phẩm được đóng gói rất cứng cáp và gọn gàng. Trên vỏ hộp in đầy đủ các thông tin trọng điểm cần thiết. Mở nắp hộp ra thì sẽ thấy ngay được sản phẩm sắp xếp phía bên trong dưới lớp mica trong suốt.
Và trước màn ảnh nhỏ của các bạn đang là toàn bộ các phụ kiện và sản phẩm chính. Sẽ gồm có 1 đổi tai nghe, 1 hộp sạc tích điện, 2 đôi nút cao su cỡ lớn và cỡ nhỏ, bộ sách hướng dẫn và cuối cùng là 1 dây sạc Micro Usb, và không có củ sạc đi kèm. Theo chị Huyền bên máy đo gps rtk thì các sản phẩm bên Song Long media luôn đảm bảo chất lượng, các bạn nên mua tại đây.
Tiện nói tới vấn đề này thì đây là 1 điểm chung của hầu hết tất cả các sản phẩm Tai nghe, máy nghe nhạc hiện nay NSX đều không cho kèm củ sạc như xưa kia, điều này thường dẫn đến 1 hệ lụy khá đáng trách của NSX là việc chúng ta phải tự đi mua cục sạc để sạc cho sản phẩm, và nếu bạn không để ý thông số điện áp được quy định trên sản phẩm thì việc dùng củ sạc không đúng điện áp là rất dễ xảy ra, mình lấy ví dụ: đa phần tai nghe Bluetooth đều ở mức điện áp vào là 0.5 đến 1A, nhưng bạn cắm sạc bằng củ 2A thì có thể chiếc tai nghe của bạn sẽ gặp rủi ro về việc bị quá tải điện áp đầu vào, nhẹ thì nhanh chai pin, nặng thì có thể sốc điện dẫn đến cháy, chết ic nguồn hoặc chết Pin. Và đương Nhiên 1 sp bị hỏng do sử dụng không đúng cách sẽ không được bảo hành. Các bạn lưu ý cho.
Quay trở lại sản phẩm này cụ thể điện áp đầu vào và 3.7V – 1.5A bạn sẽ chọn mua cho mình củ sạc có thông số tương đương hoặc thấp hơn để sử dụng. Nếu bạn ko có hãy sạc bằng cổng usb của máy tính và Laptop là an toàn nhất. Còn nếu không hãy dùng ngay củ sạc đi kèm theo iphone có điện áp là 5v 1A.
Giờ thì mình sẽ đi vào chi tiết chiếc JBL Peak.
Trước tiên là chiếc hộp sạc hình khối chữ nhật, cá nhân mình thấy nó bình thường không muốn nói là khá xôi thịt, thô ráp.
Mặt trên nắp có in logo JBL, mặt sau có các hoa văn tam giác được dập chìm tạo sự lồi lõm để tăng ma sát giúp việc cầm nắm chống trơn trượt, cạnh phải là cổng sạc Micro không có nắp đậy đồng nghĩa với điều là chiếc Case này sẽ không có khả năng chịu nước và bụi như chiếc tai nghe đâu, nên các bạn chớ có dại bị nxs lừa tình chơi chữ ném cả hộp sạc xuống nước là chấm hết luôn đấy.
Bên góc trái hộp có lỗ nhỏ để người dùng làm móc đeo, tuy Nhiên thì NSX cũng không cho kèm chiếc dây móc mà các bạn tự phải sắm nếu có nhu cầu.
Cạnh sau là bản lề bằng kim loại để đỡ nắp hộp.
Cạnh trước có 4 bóng đèn Led hiển thị thời lượng Pin. Mỗi 1 đền led tương ứng với 25% dung lượng Pin. Đèn nháy là thể hiện trạng thái đang sạc. Khi cả 4 đèn đứng yên là đã sạc đầy cho hộp.
Hộp sạc của JBL Peak có dạng đóng mở nam châm, nên mình rất thích dạng này nhưng tiếng đóng mở của Peak mình lại không thích vì nó khá to nghe không êm tai như chiếc Case của Apple Airpods . NSX rất cẩn thận ốp thêm 2 miếng cao su ở phần 2 cái hõm nắp trên để giảm chấn hoặc chống trầy xước cho tai nghe khi người dùng vô tình đóng quá mạnh chiếc nắp này lại.
Phần thân hộp sạc được tao khuôn để đặt tai nghe vào vừa khít khìn khịt, 2 bên có các chân sạc trồi lên để nhận sạc cho tai nghe, 1 lưu ý nhỏ là các bạn đừng ngứa tay sờ mó cậy vào những chiếc chân kim này vì nó dài và rất dễ bị cong hoặc gẫy, đây có lẽ cũng là 1 điểm trừ của dạng chân sạc này. Và trên hộp ghi rất rõ kí hiệu L và R để người dùng đặt đúng vị trí.
Và cuối cùng là chiếc tai nghe nhân vật chính của chúng ta có dạng nút tai cao su in-ear, Dân chơi nhìn phát biết ngay dạng tai thể thao có móc vành. True Wireless tới thời điểm hiện nay thì khỏi nói vì đã có quá nhiều rồi, Nhưng thiết kế dạng móc như này thì lại cực hiếm, đếm đầu ngón tay như Plantronics BackBeat FIT 3100 True Wireless, Motorola Sport True Wireless và nghe phong phanh đâu đó ngoài chiếc này ra thì mới có thêm Powerbeats Pro của beats by Dre, nhưng nó lại nằm ở 1 phân khúc cao cấp giá về Việt Nam cỡ tầm 7-8 triệu đồng.
Thiêt kế không đại trà này cũng có lẽ là 1 điểm độc đáo nhắm tới số ít người dùng nhưng lại cực kì cần thiết. Thoạt nhìn qua thì thiết kế của Peak không khác gì chiếc JBL Endurance Dive, Jump hay Sprint hay nói thẳng ra là chính là chiếc JBL Endurance Dive được cắt luôn bộ dây đi và có tên là Peak J. Nghi án JBL đang làm theo Apple, cắt dây tai nghe earpods đi để thành Airpods không dây đang kiếm về cho Apple hàng tỷ đô, có thể nói Airpods là 1 mỏ vàng của Apple thời kì Hậu iPhone.
Tào lao vậy là đủ, quay trở lại chiếc Peak với vật liệu chủ đạo phủ lên toàn bộ chiếc tai nghe đều là nhựa, cá nhân mình thấy nhựa là 1 vật liệu không thể tốt hơn để sản xuất tai nghe thể thao, có rất nhiều ưu điểm như trong lượng nhẹ, chịu được nhiệt độ thời tiết, bám tai không trơn trượt, chống va đập, chống sốc tốt, không bị ảnh hưởng bởi nước mưa hay hóa chất. Vì vậy nhiều bạn cứ thích tai nghe phải kim loại nó mới sang mới ngầu nhưng với tai nghe thể thao thì KHÔNG NÊN.
OK và như các bạn thấy thì đây là dạng tai nghe in-ear nhét trong bằng núm cao su, được thiết kế dạng vát nghiêng giúp củ tai được gắn chặt hạn chế tối đa việc tai nghe bị rớt ra ngoài do vận động mạnh, khi tháo núm cao su ra sẽ thấy được 1 chiếc bao cao su được khoác lên trên phần củ tai bằng nhựa bóng, chiếc vỏ này bạn có thể hoàn toàn không cần dùng đến cũng chẳng sao, tác dụng của nó là để lồng vào tăng kích thước củ tai + tăng độ bám tai hơn hoặc dành cho người dùng có lỗ tai to.
Trên ống dẫn âm tai nghe có 1 lỗ nhỏ, lỗ này dân chơi nhìn phát biết ngay là lỗ gì, nó có tác dụng thông hơi, để cho âm thanh trông buồng âm thoát ra 1 phần rất nhỏ giúp âm thanh không bị bí và tối.
Phần nhựa màu xám là nhựa cứng còn nhựa đen là nhựa phủ cao su, chiếc móc tai rất dẻo và linh hoạt nó giúp chúng ta đeo lên và gỡ ra rất dễ dàng. Có 1 điểm cộng cực lớn nằm trên dòng sản phẩm Endurance và tát Nhiên trong đó có cả Peak là dùng ngay chiếc móc này là công tắc tắt bật nguồn cho tai nghe. Ở phần đầu móc có nam châm để hút vào củ tai nghe, trạng thái này là không sử dụng và nó sẽ sập nguồn. Khi mình gỡ nhẹ chiếc móc này ra thì nguồn tự bật, và đương Nhiên khi bạn đeo nó trên tai thì chiếc móc này không thể chạm được vào củ tai nghe. Đây phai nói là 1 thiết kế rất thông minh của JBL mà mình chưa từng gặp trên sản phẩm nào trước đây.
Mặt ngoài của tai nghe tạo điểm nhấn bằng những đường kẻ lượn sóng kết hợp với logo JBL được dập chìm xuóng trông KHÁ BẢNH.
DƯới logo là đèn led chỉ trạng thái kết nối, màu đỏ là bật nguồn, màu xanh là trạng thái đã kết nối và một số thông tin nữa các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn trong sách hướng dẫn.
JBL Endurance Peak phân bố tai R là tai chính, tai L là tai phụ.
Tai R có nhiệm vụ phát tín hiệu sang tai L để kết nối vơi nhau thành 1 cặp Stereo.
Tai R nghe được độc lập 1 tai. Còn L thì không nghe được độc lập mà nó bắt buốc phải được kích hoạt bằng tai R.
Đang nghe nhạc mà có cuộc gọi đến thì tai L sẽ tự động ngắt âm thanh để tai R thực hiện nghe gọi đàm thoại hoàn toàn. Khi đàm thoại xong tai L sẽ lại tự kết nối lại âm thanh để tiếp tục nghe nhạc.
Riêng bên tai R có 1 lỗ nhỏ, đây chính là Micro để đàm thoại, chất lượng đàm thoại của JBL Peak mình sử dụng sau 2 ngày trải nhiệm, nghe gọi khá nhiều thì thấy ở mức Ổn, không bị rớt song hay vọng tiếng gì cả, trong phòng hay mỗi trường không gian yên tình thì không có gì phải bàn, ở mức khá tốt đạt chất lượng.
Khi chạy xe máy vẫn có tiếng gió vù vù, và giọng nói bị nhỏ đi 1 chút, mình phải nói khá to thì bên kia mới nghe rõ được, với mình đây là 1 điều bình thường như đa phần các tai nghe nhạc giải trí khác, nó dùng với mục đích đa dụng chứ phải là 1 chiếc tai nghe chuyên để đàm thoại nên chất lượng đàm thoại mình đánh giá tổng thể là ở mức chấp nhận được.
Mặt sau phần Housing có kiếu hiệu L và R phân biệt rõ ràng 2 bên tai, phần chân sạc được làm chìm xuống nên sẽ không ảnh hưởng tới cảm giác đeo của mình lên tai.
Bộ phím cảm ứng chức năng đều nằm trọn gói bên tai R.
MÌnh sẽ nói luôn về các thao tác Vuốt Chậm trên JBL PEAK.
Chạm 1 lần : Dừng/ Chơi nhạc
Chạm 1 lần : (trường hợp có cuộc gọi tới) nhấc máy trả lời cuộc gọi, chạm đúp 2 lần từ chối.
Chạm nhanh 2 lần : chuyển bài kế tiếp
Chạm nhanh 3 lần : Lùi bài
Vuốt lên : Tăng âm lượng
Vuốt xuống : giảm âm lượng
Các lần dùng sau thì bạn chỉ cần đeo lên tai là tai nghe và máy sẽ tự động kết nối ngầm với nhau luôn. Ngược lại bạn gỡ ra và cất vào hộp sạc thì lúc này tai nghe sẽ ngắt nguồn và Bluetooth trên máy cũng ngắt kết nối với JBL.
Minh đánh giá cách kết nối của JBL là khá thông minh và rất đơn giản. và các phím chức năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mọi người dùng chỉ bẳng những thao tác không thể dễ dàng hơn.
Về pin mình không có điều kiện nghe liên tục để xả bằng sạch dung lượng pin của Dock lẫn tai nghe xem có đúng thông tin NSX đưa ra hay không, nhưng mình thử xả hết 1 lần pin của tai nghe sau khi sạc đấy. Nghe nhạc bằng file Mp3, kết nối với iphone X, mức âm lượng 50%, JBL ko làm mình thất vọng với 1 thương hiệu Lớn đến từ MỸ, bài tets pin đạt đúng gần 4 tiếng như NSX công bố là 3h40 phút. Còn việc cái hộp sạc kia đúng hay không thì mình nghĩ nó cũng ở mức tương đương như thế. Đây là 1 mức tiêu hao chấp nhận được.
Với chuẩn 4.2 mà JBL Peak có được làm mình hơi lăn tăn, vì đến bây giờ hâu hết các hãng đã đưa chuẩn lên 5.0 áp dụng cho các dòng True Wireless nhưng Peak vẫn ở mức 4.2, Nhưng ko vì thế mà đánh giá thấp nó mà quan trọng nhất vẫn phải là trải nghiệm dùng thực tế nó như thế nào. Với mình nó hoàn toàn đáp ứng tốt, mình đeo ra đường, chỗ đông người, nhiều thiết bị đều vẫn nghe bt ko hề có hiện tượng rớt sóng bluetooth.
Khoảng cách 10m không vật cản đúng chuẩn theo NSX đưa ra, mình hoàn toàn nghe tốt. Còn trong nhà nhiều đồ công nghệ sóng wifi và bluetooth như nhà mình thì cứ gọi là tầm gần 20 thiết bị cùng lúc nên đôi khi di chuyển từ phòng nọ sang phòng kia gặp cửa hoặc tường dầy sẽ có hiện tượng bị vấp 1 đoạn rất ngắn sau đó lại bình thường.
Mình có test thử độ trễ của PEAK.
Xem phim trên youtube và chơi PUBG thì bị trễ mất 0.5 giây. Hình đi trước tiếng lả lướt theo sau.
Đây là 1 điểm yếu khá khó chịu vẫn còn cố hữu trên rất nhiều dòng tai nghe True Wireless tính đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn có ý định mua Peak về chơi PUBG hay xem phim Youtube thì mình khuyên bạn nên cân nhắc. Còn nếu nghe nhạc thì tát Nhiên là nó không ảnh hưởng gì đến thị giác cả, nhất là JBL Peak này NSX hướng tới người dùng chơi thể thao, dã ngoại, bơi lội thì chắc chắn họ ko thể vùa PUBG vừa leo núi hay đánh Tenis rồi.
Tuy nhìn trông khá hầm hố, nhưng thao tác đeo lên tai và gỡ xuống rất dễ dàng.
Mình có thử làm nhiều động tác vận động mạnh, thậm chí cố tình lắc để cho tai nghe nó rớt ra ngoài mà không được, dù làm thế nào nó cũng vẫn cứ bám chặt như đỉa ở trên vành tai.
Đeo tầm 1 tiếng để trải nghiệm thì thấy khá thoải mái, không bị khó chịu hay ù tai như 1 số dòng thể thao khác trước đây mình đã từng thử như con Sony Xb80bs chẳng hạn.
Cũng phải nói thêm cảm giác đeo dễ chịu hay khó chịu nó còn phụ thuộc vào cơ địa tai của mỗi người nhé.
Mình ko đủ kiên nhẫn để chờ đợi nên mình có test thử ngâm nó trong thời gian 4 phút 47 giây.
Hết thời gian thì mình đeo lên tai nghe test lại thì thấy mọi thứ hoàn toàn binh thường như chưa có chuyện gì xảy ra.
Nên bạn có thể yên tâm nếu đi bơi, hoặc bị ngập nước trong thời gian từ 17 giây hoặc 4 phút 47 giây, thậm chí 9 phút thì cũng không phải lo lắng nữa.
NHư mình đã nói ở phần trên nó không khác gì Endurance Dive bị cắt sợi dây đi, đáng mừng là Peak vẫn giữ được y văn nguyên chất tiếng của Dive mà không hề bị suy giảm chất lượng do chuyển sang dạng True Wireless.
Chất âm của JBL Peak theo mình đánh giá thì không có gì nổi bật và đáng nói nhiều vì mọi thứ đều làm vừa phải, trung tính. Nếu để so sánh qua với Airpods của Apple thì mình thấy Airpods 2 có lượng Bass nhiều và trầm hơn JBL Peak. Bù lại giải âm Treble của JBL lại thể hiện tươi sáng hơn, đánh tơi hơn, nhuyễn hơn là Airpods 2. Giải Mid của JBL có phần chìm hơn 2 giải còn lại. Mình có nghe thử 1 số thể loại nhạc và có cảm quan cá nhân là JBL Peak chơi tốt thể loại nhạc V.POP, Classic, Contry, nhạc cụ, nhạc Relax… Chuyển sang Playlist sôi động hơn như EDM. Múa quạt, Remix, hay Bolero thì JBL Peak ko đủ để làm mình thỏa mãn, mình thấy nó thiếu chút Bass để khiến những bản Remix được bùng nổ phê lỗ tai. Thiếu chút gì đó trầm trầm, mặn nồng để đưa đẩy list nhạc VÀNG của anh Quang Lập.
Đó là đôi chút cảm nhận cá nhân của mình ở 1 tâm thể, tinh thần khá thoải mái khi trải nghiệm âm thanh JBL Peak. Còn mình xin phải nhắc lại Âm nhạc, âm thanh là 1 thứ gì đó mang tính nhạy cảm, cảm xúc rất cao, có thể cùng 1 combo thiết bị đó nhưng hôm nay đang buồn tâm trạng nghe bài hát đó tại đúng thời điểm rất hay, rất thấu. Nhưng mai nghe lại ko còn nữa cảm xúc nữa đôi khi nghe thấy còn chối tai là chuyện cũng dễ hiểu.
Tổng kết lại với giá niêm yêt của hãng đưa ra là 2.990.000đ
Chúng ta có tai nghe Logo JBL xịn sò, True Wireless đúng xu hướng,
Khá năng chống chịu được nước và bụi bẩn thuộc loại Gấu nhất bây giờ
Dung lượng Pin rất thênh thang và thoải mái.
Được trải nghiệm dùng phím cảm ứng tiện lợi mượt mà.
Âm thanh ở mức vừa đủ nghe nhạc tạp nham.
Tối ưu hóa cao cho nhu cầu nghe nhạc khi luyện tập.
Đeo rất chắc tai mà không bị đau nhức.
Nhược điểm:
Xem phim Youtube và chơi PUBG trễ tiếng 0.5 giây
Hôp sạc khá to và nặng
Cổng hộp sạc vẫn dùng Micro usb
Lời khuyên:
Nếu bạn đang cần 1 chiếc tai nghe không dây cho mục đích tập luyện, với nhu cầu không quá khắt khe với âm thanh, dễ sử dụng, cần sự bền bỉ ổn định, tin cậy thì JBL Endurance Peak chắc chắn là 1 sự lựa chọn khó có thể bỏ qua.
(By Songlongmedia.com)
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hỏi đáp bình luận