Giải thích ý nghĩa các thông số của tai nghe

04-01-2018, 1:35 pm

Giải thích ý nghĩa các thông số của tai nghe

 

Bạn là người yêu thích âm nhạc? Bạn luôn muốn tô màu cuộc sống bằng những âm thanh tuyệt vời mọi lúc mọi nơi? Và bạn muốn sở hữu cho mình một chiếc tai nghe cực chất? Trước khi thực hiện những điều đó, hãy bắt đầu với bước tìm hiểu ý nghĩa thông số tai nghe trong phần nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

 

  1. Vì sao cần quan tâm đến ý nghĩa thông số tai nghe

 

Sau khi chọn cho mình một chiếc tai nghe có kiểu dáng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng, điều tiếp theo bạn cần quan tâm đến chính là các thông số kỹ thuật của tai nghe. Bởi các thông số này sẽ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh cũng như độ bền của chiếc tai nghe mà bạn đang quan tâm.

 

Hiểu ý nghĩa thông số tai nghe sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp

 

Khi mua tai nghe, chúng ta sẽ căn cứ vào ý nghĩa thông số tai nghe để làm căn cứ xác định xem sản phẩm tai nghe đó có kết nối được với thiết bị hỗ trợ nghe nhạc mà bạn sử dụng không? Có tương thích với hệ điều hành của thiết bị, chất lượng âm thanh của tai nghe có tốt không?...

 

Sau khi nắm rõ hết ý nghĩa các thông số trên tai nghe, bạn sẽ có đánh giá khách quan và quyết định chính xác xem chiếc tai nghe đó có phù hợp với bạn hay không? Và liệu có nên móc hầu bao để mua và sở hữu nó cho riêng mình không?

 

  1. Ý nghĩa thông số tai nghe

Thông số tai nghe thường được nhà sản xuất in ngay trên vỏ hộp của sản phẩm. Phần mặt trước sẽ in một số thông tin tính năng cơ bản. Phần mặt sau cung cấp nhiều tính năng hơn về khả năng kết nối thiết bị, tính năng hỗ trợ âm thanh, ngôn ngữ, độ nhạy, tần số đáp ứng… Ngoài ra các thông số tai nghe này cũng được ghi rất chi tiết trong phần sách hướng dẫn sử dụng được đặt trong hộp tai nghe.

 

Các thông số tai nghe đều có ý nghĩa riêng khác nhau

 

Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm khi chọn mua tai nghe, Songlongmedia sẽ giải thích cho các bạn ý nghĩa thông số tai nghe của các thông số tai nghe cơ bản do nhà sản xuất cung cấp như sau:

 

  • Trọng lượng, kiểu kết nối, xuất xứ: thể hiện trọng lượng của chiếc tai nghe, kiểu kết nối tai nghe, nước sản xuất ra chiếc tai nghe đó.

 

 

  • Type – kiểu tai nghe: thể hiện loại tai nghe là loại kín bịt tai hay loại chụp đầu. Đồng thời thể hiện loại drive mà tai nghe đó sử dụng, cái này sẽ quyết định chất lượng âm thanh của chiếc tai nghe. Hiện nay trên thị trường tai nghe có 5 loại drive là Dynamic, Balaced Armature, Planar Magnetic, Electrostatic và Magnetostriction. Loại tai nghe sử dụng kết hợp nhiều drive sẽ có âm thanh tốt hơn loại sử dụng driver đơn.

 

  • Speaker Size - Kích thước màng loa tai nghe: Tùy thuộc vào loại tai nghe là in era hay on ear mà speaker size sẽ có sự khác nhau. Kích thước màng loa tai nghe càng lớn thì khả năng tái tạo âm trầm càng tốt.

 

  • Power – Công suất tiêu thụ của tai nghe: Công suất tiêu thụ phát ra từ tai nghe thường rất nhỏ, nó chỉ khoảng 30mW.

 

  • Power Handling Capacity: Công suất tiêu thụ phát ra tối đa mà tai nghe có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Thường chỉ vài giây trước khi loa tai nghe bị hỏng

 

  • Frequency – Tần số âm thanh đáp ứng: tần số đáp ứng càng thấp thì âm thanh nghe được ở dải tần đó càng chi tiết. Thông số này không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của tai nghe mà chỉ thể hiện ngưỡng tần số mà chiếc tai nghe đó có thể đạt được.

 

  • Frequency Response – tần số phản hồi: Một chiếc tai nghe có dải tần số bao phủ càng lớn thì càng tốt, nó sẽ giúp bạn nghe âm thanh ở nhiều tần số hơn. Bởi vậy khi mua tai nghe nên chọn loại có tần số phản hồi rộng cho âm thanh toàn dải để thưởng thức hết cái hay của bản phối nhạc.

 

  • Sensitivity – Độ nhạy của tai nghe: Độ nhạy càng cao thì âm thanh phát ra càng lớn. Ví dụ như tai nghe có độ nhạy 116dB thì khi ta vặn tăng thêm một đơn vị volum thì tiếng sẽ lớn hơn 116dB.

 

 

  • Impedance – trở kháng đầu vào tai nghe: trở kháng càng cao thì âm lượng tai nghe phát ra càng nhỏ. Ta sẽ căn cứ vào chỉ số này để xem chiếc tai nghe có phù hợp với thiết bị nghe nhạc của bạn không và có cần sử dụng Ampli để hỗ trợ hay không.

 

 

+ Nếu bạn nghe nhạc bằng iphone, ipad, ipod, máy nghe nhạc kỹ thuật số, máy tính bảng, smartphone nên chọn tai nghe có trở kháng dưới 60 Ohm. Nếu dùng Head – Amp nên dùng loại tai nghe có trở kháng 300 ~ 600 Ohm.

 

+ Nếu tai nghe có trở kháng tầm 30 Ohm thì không cần Ampli hỗ trợ. Với những loại tai nghe DJ có trở kháng lớn cần trang bị thêm Ampli.

 

  • Độ méo tiếng: đây là thông số về sự chênh lệch giữa âm thanh của nguồn và âm thanh tái tạo của loa tai nghe. Độ méo càng nhỏ thì chiếc tai nghe đó có chất lượng càng tốt.

 

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích về ý nghĩa thông số tai nghe, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn để bạn có thêm nhiều kiến thức khi tham khảo và lựa chọn cho mình một chiếc tai nghe phù hợp nhất. Nếu có băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ với Songlongmedia theo số hotline 094 1144 666 để được tư vấn và hỗ trợ.



Bài viết liên quan

Đánh giá Sennheiser HD 490 Pro Plus - Thiết kế thực dụng, chất âm bay bổng

Đánh giá Sennheiser HD 490 Pro Plus - Thiết kế thực dụng, chất âm bay bổng

19-04-2024, 9:45 am

Không chỉ nối tiếng với những mẫu tai nghe cho audiophile, Sennheiser còn là cái tên có số má trong lính vực thiết bị thu âm và tai nghe tham chiếu. Những huyền thoại như HD 25 Pro hay HD280 Pro là minh chứng không thể thuyết phục hơn về những thành công mà hãng âm thanh Đức đạt được trong quá khứ. Ở thời điểm hiện tại thì có vẻ sân chơi của những mẫu tai nghe kiểm âm cao cấp đang dần trở nên sôi động hơn khi các ông lớn đều đã cho ra mắt những sản phẩm mới nhằm tăng sự cạnh tranh, Sony có MDR MV1, Beyerdynamic thì có DT1990 PRO. Điều này khiến Sennheiser không thể ngồi yên và đã cho ra mắt HD 490 Pro, mẫu tai nghe Fullsize thiết kế open hướng tới đối tượng là những người là công việc sản xuất nội dung âm thanh. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến mọi người chiếc tai nghe này cũng như những trải nghiệm mà mình có dưới góc độ là người dùng phổ thông.
Chi tiết
So sánh Sony WF-1000XM5 vs Sennheiser Momentum True Wireless 4

So sánh Sony WF-1000XM5 vs Sennheiser Momentum True Wireless 4

19-04-2024, 9:47 am

Sennheiser Momentum True Wireless 4 chắc chắn là cái tên hot nhất ở thời điểm hiện tại trong phân khúc true wireless cao cấp. Chiếc tai nghe này vẫn duy trì được những ưu điểm trước đó của thế hệ thứ 3 như thiết kế sang trọng và chất âm hấp dẫn đồng thời cũng bổ sung và nâng cấp nhiều về mặt công nghệ. Trong bài viết này mình sẽ so sánh Sennheiser Momentum True Wireless 4 với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường đó là Sony WF-1000XM5. Những khía cạnh được đặt lên bàn cân sẽ là thiết kế, tính năng và chất âm.
Chi tiết
Đánh giá Sennheiser Momentum True wireless 4 - Tính năng mạnh mẽ hơn, âm thanh tinh tế hơn

Đánh giá Sennheiser Momentum True wireless 4 - Tính năng mạnh mẽ hơn, âm thanh tinh tế hơn

19-04-2024, 9:46 am

Sennheiser Momentum True Wireless 3 có thể nói là một sản phẩm khá thành công của Sennheiser khi nó khắc phục triệt để các điểm yếu của các thế hệ trước đó như chống ồn kém, khó fit tai hay phần mềm nghèo nàn, chất âm thì kỹ thuật và hơi hướng audiophile hơn. Sau 2 năm Sennheiser tiếp tục giới thiệu thế hệ tiếp theo của dòng tai nghe đình đám này với tên gọi Momentum True Wireless 4. Sở hữu vẻ ngoài không khác là bao so với người tiền nhiệm, liệu những nâng cấp bên trong có đủ sức thuyết phục người dùng mở hầu bao, mình sẽ làm rõ điều trong bài viết lần này.
Chi tiết
Các tính năng bí ẩn trên bộ phím tai nghe

Các tính năng bí ẩn trên bộ phím tai nghe

29-12-2021, 5:06 pm

Có thể là bạn sẽ tỏ ra coi thường chiếc tai nghe màu trắng được bán kèm với iPhone ngay khi nhìn thấy thiết kế rất đơn giản cùng với ba nút bấm cũng không cầu kỳ.
Chi tiết

Sản phẩm HOT

Tìm sản phẩm

Liên hệ chúng tôi Gửi tin nhắn cho chúng tôi Chat với chúng tôi qua Zalo Lên đầu trang