Bài đánh giá công tâm nhất của tai nghe Skullcandy Sesh true wireless
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT SKULLCANDY SESH TRUE WIRELESS
RẺ NHƯNG BASS VẪN KHỎE
Skullcandy SESH là một chiếc tai nghe true wireless mới toanh của hãng Audio “Đầu lâu” đến từ nước MỸ - Skullcandy. Nếu bạn thường xuyên quan tâm tới các sản phẩm Audio thì sẽ nhận thấy Skullcandy hai năm trở lại đây (2017-2019) họ đã cho ra mắt liên tục những sản phẩm tai nghe bluetooth mới, đa dạng về mẫu mã, mầu sắc, nâng cấp phần cứng và công nghệ bên trong sản phẩm, điều đó cho thấy họ luôn luôn cải tiến và thay đổi để phục vụ khách hàng của mình 1 cách tốt nhất.
SESH là mẫu tai nghe true wireless thứ 3 của Skullcandy, trước đó phải kể đến Skullcandy Push, Skullcandy indy là 2 người đàn anh với mức giá cũng cao hơn kha khá.
Với 1 thị trường tai nghe true wireless đang vô cùng sôi động, nhất là ở phân khúc giá rẻ đang cạnh tranh nhau khốc liệt, nhưng về cơ bản những sự cạnh tranh đó đa phần đều đến từ thương hiệu Trung Quốc. Và dường như Skullcandy họ đã nhìn thấy điều gì đó họ cần phải làm ngay nên họ đã nhanh chóng sản xuất và bán ra chiếc tai nghe true wireless giá rẻ nhất của mình, không ai khác là nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay: SKULLCANDY SESH.
ĐÓNG GÓI:
Vỏ hộp làm bằng bìa màu đen, xung quanh vỏ in ấn hình ảnh và thông tin cơ bản của sản phầm. Lật nắp hộp ra sẽ là hình ảnh hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu. Skullcandy SESH true wireless được sản xuất tại China.
PHỤ KIỆN:
Cũng giống như hầu hết các tai nghe khác Skullcandy SESH bao gồm: Tai nghe, hộp sạc, Dây sạc micro USB, 2 đôi nút tai cao su thay thế và sách HDSD.
THIẾT KẾ và TÍNH NĂNG
Phía sau hộp sạc là cống sạc chuẩn Micro USB, mình khá bất ngờ vì cứ đinh ninh nó là Type-C cơ. 2019 rồi mà. Theo chị Hạnh bên máy đo đạc rtk thì các sản phẩm bên Song Long media luôn đảm bảo chất lượng, các bạn nên mua tại đây.
Thời lượng pin của chiếc hộp sạc tích được 7 giờ. Kèm với 3 giờ trên tai nghe, nâng tổng mức sử dụng lên đến 10 giờ.
Tai nghe: Skullcandy SESH mang thiết kế dạng in-ear nhét trong, ống dẫn âm vẹo 1 góc 45 độ, thiết kế này không có gì đặc biệt vì nó là dạng phổ thông, nhưng SESH có lối thiết kế khá nhất quán giữa tai nghe với hộp sạc đều được bo tròn ở các góc cạnh tạo nên 1 tổng thể mềm mại.
Chất liệu của tai nghe được làm hoàn toàn bằng nhựa kết hợp với cao su trọng lượng của nó tương đối là nhẹ.
Bề mặt ngoài của phần thân tai nghe được ốp 1 miếng cao su có logo Đầu Lâu và đây cũng chính là vị trí của phím bấm vật lý, trên đó có kí kiệu 01 (tai bên L) và 02 cho (tai bên R) Có 1 lưu ý trên bộ tai nghe SESH đó là nó sẽ hoạt động theo phương thức bên chính (L) và bên phụ (R).
Trình điều khiển của Skull SESH đầy đủ các chức năng chơi nhạc, tiến và lùi bài, tăng giảm âm lượng, gọi trợ lý ảo và đàm thoại.
Micro đàm thoại nằm ở bên tai (L), nó to hơn bình thường đối với các loại khác và khi có cuộc gọi thì sẽ nghe được bằng cả 2 bên
SESH sử dụng công nghệ Bluetooth 5.0 và tiêu chuẩn chống nước IP55 giúp người sử dụng thoải mái hơn khi dùng để luyện tập thể thao cường độ cao không sợ bị mồ hôi ngấm vào trong.
2 lỗ nhỏ có phần chân bằng kim loại đồng chính là điểm tiếp xúc điện với hộp sạc để sạc pin. Ở giữa 2 lỗ kim loại là kí hiệu L và R phân biệt tai trái và phải, tuy nhiên nó quá bé, phải thật tinh mắt thì mới để ý được nó.
Cả 2 bên tai nghe đều có đèn Led hiển thị trạng thái kết nối giúp người dùng dễ nhận biết.
TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG THỰC TẾ - SKULLCANDY SESH
Mình là 1 người dùng tai nghe lâu năm và nhất là đối với True Wireless thì mình được dùng rất rất nhiều loại, đều đã từng trải nghiệm qua. Nên với những thông số như kiểu Skullcandy SESH không khiến mình có hào hứng vì SESH cũng như bao tai nghe khác đang có trên thị trường, không có điểm nổi bật NHƯNG có 1 yếu tố quan trọng mà mình tò mò chính là giá bán của Skullcandy SESH, ở thời điểm hiện tại với mức giá 1,5 triệu đồng gần như rất hiếm có khó tìm ra 1 chiếc True Wireless thương hiệu đến từ MỸ và có thâm niên ít nhất 10 năm. Và đó chính là lý do mà khiến mình phải suy nghĩ lại và quyết định trải nghiệm và đánh giá.
Ngay từ cái nhìn và cầm nắm đầu tiên mình đã thấy có sự rẻ rẻ, vì nó được làm hoàn toàn bằng nhựa nhám cả tai lẫn Dock, nhìn thiết kế thì khá thuận mắt nhưng khi cầm nắm vào hộp sạc mình có cảm giác cấn tay vì các đường viền của hộp khá sắc, nhưng đó thực ra ko phải vấn đề vì mình đeo tai nghe là chính chứ cái hộp thì không mấy khi cầm, phần bản lề hộp sạc có nam châm hút nên mình thích mỗi khi đóng nắp nó có tiếng va chạm khá đã tai. Các thiết bị hiện tại mình sử dụng hầu hết đã sang Lightning và Type-C hết cả, nhưng con này vẫn dùng Micro USB, đây cũng ko phải là vấn đề gì to tát nhưng sắp 2020 rồi mà 1 sản phẩm vừa mới bán ra tháng 10/2019 không hiểu nổi tại sao hãng vẫn dùng Micro USB như này. Bù lại thì nó có dẫy đèn led và cái phím bấm để theo dõi dung lượng pin khá là tiện lợi.
Sau gần 1 tuần sử dụng Skullcandy SESH mình nhận thấy thời lượng Pin của SESH gần chạm tới ngưỡng của NSX đưa ra, mình nghe với mức âm lượng 40% khi trong nhà và ngoài đường là 80% thì được suýt soát 3 giờ nghe liên tục. Và chiếc hộp nó sạc được đúng 2 lần đầy full cho tai nghe.
Mình chạy xe máy đi làm, khi đeo SESH thì nó có ưu điểm là cách âm tốt, nghe nhạc được trọn vẹn hơn mấy con thể loại kiểu Airpods, nhưng khá bất an với 1 người sợ chết như mình J bởi đeo SESH mình ko còn nghe rõ được tiếng còi xe, tiếng động cơ của các phương tiện xung quanh, nên bắt buộc phải giảm âm lượng xuống còn 50% để vừa nghe nhạc được vừa có thể nghe được mờ mờ tiếng xe cộ xung quanh, điều này phần nào cũng làm ảnh hưởng tới việc trải nghiệm âm nhạc.
Về khả năng kết nối thì không nhanh bằng Airpods cái này mình thấy chưa có hãng nào nhanh như Airpods, Skullcandy SESH khi tháo khỏi DOCK đưa lên tai phải tầm sau 3 giây nó mới Pair với iphone và Samsung, nhưng airpods thì điều này gần như là tức thì.
Mình có test xem Video trên Youtube và chơi Game thì độ trễ của Skullcandy SESH là 0,1 giây. Nếu nghe nhạc hoặc xem phim thì mình vẫn chậm nhận được ở mức này nhưng khi chơi game bắn súng thì hơi khó chịu thật.
Skullcandy SESH khi test khả năng xuyên tường thi thoảng có hiện tượng chập chờn, mình có thử đeo tai nghe đi từ phòng này sang phòng kia cách nhau 1 bức tường thì gặp hiện tượng vấp vấp đi qua 2 lớp tường thì gần như vấp liên tục không nghe được. Còn về cơ bản ở các điều kiện môi trường không vật cản khác thì hiện tượng chập chờn hiếm khi xảy ra.
Chiếc tai nghe này đeo bám tai, thiết kế công thái học nên gần như không rơi được ra khỏi tai kể cả khi mình chạy bộ 30 phút, lúc đó mồ hôi cũng khá nhiều mà tai nghe vẫn hoạt động ổn định, phím bấm vẫn nhận tốt không sao cả. Cá nhân mình không thích phím vật lý mà nhất là với tai in-ear vì mỗi lần bấm nó phải dùng lực khiến ống dẫn âm chọc vào tai gây áp lực khó chịu.
Tiếp theo là chiếc Micro hoạt động ở mức chấp nhận được, nó nàm ở vị trí rất xa so với miệng nên việc thu lại giọng nói sẽ có phần kém hơn so với các dạng giống thiết kế của Airpods. Trong môi trường yên tĩnh thì không sao nhưng nếu đi xe máy mà đàm thoại thì đầu bên kia nghe bị lẫn khá nhiều tạp âm.
Và cuối cùng không thể bỏ qua đó là phần chất âm thanh của Skullcandy SESH. Mọi sự so sánh đều trở nên không công bằng với 1 sản phẩm Audio, nó chỉ mang tính tương đối mà thôi. Nguồn phát mình chọn iphone XS Max nghe nhạc qua Youtube và iTunes, rõ ràng nhạc trên iTunes nghe tốt hơn so với nhạc trên youtube.
Không ngoại lệ khi Skullcandy SESH vẫn mang âm hưởng đậm chất Skull mà người đàn anh trước đó là INDY đã từng thể hiện, điểm dễ nhận thấy và nổi bật nhất trong 3 giải âm đó là giải BASS, Nếu bạn là Fan của SKullcandy chắc hẳn sẽ biết đến đặc trưng của Skullcandy là âm trầm khá nhiều về lượng, mang chất điện tử, ở SESH thì phần Low-Bass làm tốt hơn cả, âm trầm khi xuống sâu mà vẫn thể hiện được khá rõ mà không bị mờ như 1 số tai nghe tầm 1 triệu. Lấy ví dụ như bài: "They Said – Binz, Touliver” Low Bass nhả điểm rơi tốt, đủ để cảm nhận được hết nhịp trống điện tử rất mê hoặc. Chấm điểm cho âm Bass của Skullcandy SESH mình mạnh dạn để 8,5/10 (ở mức giá 1.5 triệu)
MID của Skull SESH hơi dính, thiếu sự mạch lạc ở 1 số bài có điệp khúc nhanh như: “Không Phải Em Đúng Không” – DƯơng Hoàng Yến hoặc “Hãy Trao Cho Anh” – Sơn Tùng MTP, Nhưng khi ở các bài hát có tiết tấu chậm hơn, hoạc trung bình như kiểu: Hello – Adele hay “Một bước yêu vạn dặm đau – Mr Siro” thì High-Mid nghe rất rõ và bay bổng thể hiện được cái hồn mà tác giả gửi gắm. Nếu thang điểm là 10 mình sẽ cho SESH là 7.5/10
Treble là giải âm cũng làm mình khá hài lòng, giải cao của SESH ở mức dễ nghe nhưng không xuất sắc, mình khá dễ dãi khi nghe Treble miễn sao volume lên cao với các ca khúc giọng tone cao không chói, không rè là cảm thấy ổn thì ở đây Skullcandy SESH làm được, Treble không chói, không gắt gỏng, cũng không quá hiền, nó ở ngưỡng giữa, có nghĩa là không đủ để nổi da gà khi nghe "Celine dion hát Power of love" ở những đoạn cao ngất, và ngược lại không đủ du dương lên đỉnh với những ca khúc thì thầm khe khẽ như “Ngày Chưa Giông Bão – Bùi Lan Hương”
Minh chấm cho giải Treble của nó là 8/10.
Nếu sắp xếp theo thứ tự nổi bật của chất âm thì lần lượt là: Bass > Treble > Mid
Tựu chung tất cả các yếu tố lại thì Skullcandy SESH không có gì nổi bật giữa đám đông ở thời điểm này, Nhưng có 1 yếu tố rất quan trọng đó là về giá thành, đây có thể nói là 1 chiếc Tai nghe true wireless có giá thành rẻ nhất đến từ 1 hãng âm thanh lớn. Chúng ta có thể nhẩm qua Sony, Beats, JBL, Bose, Samsung, Apple đều có mức giá khá cao cho 1 chiếc tai nghe True Wireless. Với những người không cầu kì quá, chỉ cần 1 chiếc tai nghe không dây hoàn toàn có tính ổn định, thích hàng hiệu nổi tiếng, phục vụ nhu cầu thường ngày, và hay nghe thể loại nhạc sôi động, tươi trẻ, EDM, hiphop, R&B, POP Thì Skullcandy SESH đủ thuyết phục bạn trong tầm giá loanh quanh 1 triệu đồng.
Bài đánh giá chi tiết chiếc tai nghe Skullcandy SESH true wireless của mình đến đây là kết thúc, nếu bỏ ra 1,5 triệu thì bạn có lựa chọn Skullcandy SESH hay không hoặc có sự chọn nào hợp lý khác thì hãy cùng để lại bình luận ở phía dưới, chúng mình sẽ cùng nhau thảo luận nhé.
(Nguồn: songlongmedia.com)
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hỏi đáp bình luận