Đánh giá tai nghe JBL TUNE 220 true wireless

06-03-2024, 2:55 pm

ĐÁNH GIÁ JBL TUNE 220 TWS

Dạng Tai nghe Ear-bud True Wireless đầu tiên của JBL.

Vâng 80% nội dung giới thiệu sản phẩm tai nghe hiện nay là TWS. Đó là chuyện bình thường ở năm 2020. Và mình tin chắc rằng nó sẽ còn tiếp tục tăng trưởng ở tương lai. Chúng ta không thể phủ nhận được sự tiện ích mà TWS mang lại, chiếm ưu thế hơn hẳn tai nghe cắm dây truyền thống, chỉ còn 2 điều mà TWS còn chưa vượt được tai cắm dây đó chính là Chất lượng âm thanh và độ bền mà thôi.

Và đây, lại là 1 sản phẩm Tai nghe True Wireless nữa đến từ JBL nhưng nó có sự khác lạ so với những sản phẩm trước kia, đây là chiếc tai TWS đầu tiên của JBL sở hữu thiết kế dạng Ear-Bud. Và được trang bị công nghệ âm thanh PURE BASS SOUND độc quyền của hãng.

Bây giờ mình sẽ đi luôn vào bài mở hộp và đánh giá sản phẩm tai nghe JBL Tune 220 True Wireless.

ĐÓNG GÓI

Đầu tiên là phần đóng gói khá cứng cáp với hộp bìa carton và mica trong suốt có thể nhìn thấy được sản phẩm thật màu sắc thật phía bên trong. Mặt ngoài vỏ in hình và màu sắc của chính sản phẩm Tune 220, với dòng chữ PURE BASS rất to tạo điểm nhấn cho dòng tai nghe Tune 220 này của JBL.

Ngoài ra hãng cũng đã in luôn tất cả những thông tin cần thiết lên vỏ như thời lương Pin tai nghe chơi liên tục được 3 giờ liên tục, và hộp sạc tích được 16 giờ. Tổng mức sử dụng lên đến 19 giờ. Tai nghe true wireless JBL Tune 220 sửa dụng chip Bluetooth 5.0

Mở hộp ra sẽ có 1 bộ tai nghe kèm Dock sạc, 1 sợi dây sạc Micro USB màu vàng cam truyền thống xuyên suốt các dòng sản phẩm tai nghe của JBL, đây cũng chính là màu logo của JBL, giúp nhận diện thương hiệu rất rõ ràng, cuối cùng là bộ sách hướng dẫn sử dụng rất dễ nhìn.

THIÊT KẾ

Như tiêu đề thì đây là 1 chiếc tai nghe thuần ear-bud có thiết kế hơi giống với chiếc tai nghe Airpods của Apple, nhưng nhìn kỹ vào từng chi tiết thì lại khác khá nhiều, chắc chắn rồi bởi vì 1 hãng lớn như JBL thì không thể nào lại có thể sao chép nguyên mẫu của đối thủ được làm vậy kì lắm J. Theo anh Khánh bên dây cáp điều khiển chia sẻ: Nên mua sản phẩm của Song Long media để được bảo hành tốt nhất.

Về tổng quan thì Tune 220 có kích thước hơi lớn hơn 1 chút so với Airpods của Apple. Vật liệu của Tune 220 TWS được làm hoàn toàn bằng nhựa nhám với độ hoàn thiện khá sắc nét. Phần trên đỉnh có lỗ thoát hơi giảm áp suất không khí, giúp âm thanh được tư nhiên hơn, phía bên trong lỗ thoát hơi cũng chính là chiếc đèn LED hiển thị trạng thái kết nối. tai nghe JBL Tune 220 sử dụng phím bấm vật lý, bên dưới cùng phía đuôi tai nghe là các chân sạc điện, và ngay bên cạnh đó phía tai bên R là bộ phân Mic đàm thoại.

Đây là 1 sản phẩm True wireless theo dạng có bên chính – phụ. Bên R (phải) là tai chính, bên L(trái) là tai phụ. Nghĩa là khi kết nối thì chiếc R sẽ kết nối với điện thoại trước, sau đó mới kết nối sang tai L. Chúng ta có thể sở dụng được độc lập được 1 bên R để nghe nhạc cũng như nghe gọi bình thường. Còn bên L thì không thể dụng đc độc lập.

Phần hộp sạc

Vật liệu hộp sạc cũng được làm hoàn toàn bằng nhựa nhám, được bo tròn xung quanh thân vỏ tạo cảm giác khá mềm mại, mặt trước in Logo JBL, mặt sau in các thông số điện áp và chứng chỉ an toàn. Bên cạnh đó là phần bản lề nắp đậy rất chăc chắn cứng cáp tạo cảm giác khá bền bỉ. Dưới đáy hộp là cổng sạc Micro USB, mở nắp hộp ra sẽ có 3 chiếc đèn Led hiển thị dung lượng pin, mỗi vạch pin tương đương khoảng 5 giờ sử dụng.

Một số thông tin khác về kỹ thuật như màng loa lớn 12mm, giải tần từ 20Hz – 20KHz, trở kháng 32Ω, trọng lượng tai nghe 56g được hãng JBL in trên sách thông tin đi kèm.

TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ NGƯỜI DÙNG Tai nghe JBL Tune 220 true wireless

Đầu tiên là cảm giác đeo, mình đeo thử nó so sánh với Airpods thì JBL tune 220 cho cảm giác bám tai chắc hơn, mình chạy thử 1 đoạn, lắc đầu liên tục nhưng nó không thể rơi được ra ngoài và cũng ko hề bị xê dịch vị trí, có thể do vật liệu là nhựa nhám, còn airpods là nhựa bóng nên trơn hơn. Nhưng JBL tune 220 cho mình cảm giác hơi hơi cộm hơn 1 chút xiu so với Airpods. Cũng cùng thiết kế Ear-bud nhưng BL Tune 220 cho mình sự cách âm tốt hơn 1 chút.

Phím bấm vật lý của nó chưa làm mình thích, lực bấm khá mạnh và vị trí nút bấm lại ngay chính giữa, nên mỗi lần bấm phím là 1 lần bị củ loa chọc vào tai, điều này làm mình không khoái. Cá nhân nói thật mình thích cảm ứng hơn.CÒn lại các thao tác phím bấm của tai nghe khá đầy đủ, tiếc rằng không được gắn lệnh phím tăng giảm âm lượng, đáng tiếc, đáng tiếc…

Micro đàm thoại trên JBL tune 220 làm mình hài lòng, mình test khi đi xe máy và trong phòng đều mang lại chất lượng ổn, nghe gọi rõ ràng cả 2 phía, và khi nghe gọi thì cả 2 bên L và R đều phát ra tiếng, không như 1 số loại tai nghe true wireless chỉ nghe được 1 bên chính khi đàm thoại. Với thiết kế dạng thanh dài và mic nằm dưới cùng như này luôn là 1 lợi thế cho tính năng đàm thoại.

Case sạc: cho cảm giác cầm nắm tốt, bám tay, không bị trơn, nhét túi quần và lỗi ra cũng dễ dàng, ko cộm ko vướng.nắp hộp mở ra đóng lại khá sướng vì bộ bản lề rất chắc và êm. Chỉ có điều nếu thao tác 1 tay để lấy tai nghe ra thì hơi khó, ko đc dễ và trơn tru như Airpods. Một điều mình ko thích và thấy khá thắc mắc trên chiếc hộp sạc này là nó sử dụng cổng sạc Micro rất cổ kính J giữa năm 2020 như thế này. Tại sao không phải là Type-C cơ chứ, việc này đồng nghĩa là nó cũng ko thể có tính năng sac nhanh. Đây là 1 điểm trừ to tướng của JBL Tune 220 trong mắt mình.

CHẤT ÂM

Cuối cùng sẽ là phần cảm nhận về chất âm tai nghe JBL Tune 220 True wireless của mình. “Ôi thật bất ngờ” 1 cảm giác hụt hẫng, hoặc có thể do mình đang bị hiểu sai khái nhiệm Pure Bass của JBl chăng? Mình có tra từ điển về thuật ngữ “Pure Bass” như JBL giới thiệu thì Google nó dịch ra là Thuần Bass (hoặc âm bass nguyên bản) mà thôi kệ đi, mình không care lắm vì quan trọng là mình nghe cảm thấy như thế nào thôi. Nếu ko có chữ Pure bass thì có lẽ mình sẽ ko có cảm giác hụt hẫng, vì mới đầu thoạt nghĩ đeo vào Play 1 phát là bùm bùm, uỳnh uỳnh, nhưng không, mà trái lại điều đó là 1 âm bass thiếu về lượng, không dồi dào, không ấm ấm như Airpods mà mình hay nghe, đến đây thì mình mới bỏ tai nghe ra, ngắm ngía lại 1 lúc và suy nghĩ tại sao JBL lại có thứ âm thanh như này cơ chứ??

 

Và mình mới chợt nhớ ra rằng mình đang cầm trên tay 1 chiếc tai nghe Ear-bud chứ không phải là in-ear, mà ear-bud thì lấy đâu ra cái tiếng Bass ầm ĩ, nhiều lực và bốc như in-ear được, vả lại trên con Tune 220 này lại chi chít lỗ thoát hơi như kia thì bass ko thể nào mà nặng được rồi, và mình đeo 1 lúc thì nghe nhạc nó cứ trôi trôi lúc nào ko nhận ra, tiếng càng nghe lại càng thấy dễ chịu, không ồn ã, những bản nhạc mình nghe đều thông qua youtube, với vài thể loại hay nghe hàng ngày là mấy bài Hit V-pop, Study music, Lofi… và mới nhớ ra nhạc mình đang nghe đâu cần nhiều bass làm chi, lượng vừa đủ, còn happy hơn mà. Có lẽ đã nói quá nhiều về Bass bass bass, cơ mà tại ông JBL, in cái thông điệp Pure Bass rõ to làm người ta cứ xoáy vào đó.

 

Cá nhân mình mà là chủ tịch của Jbl mình sẽ đặt là “Pure Sound” vì rõ ràng đây là 1 chiếc tai nghe khá cân bằng các giải, Treble rất tơi, nghe dễ chịu cực. ngoài ra giải Mid cũng làm mình khá hài long, nó không nổi rõ lên như Airpods mà hơi lùi 1 chút xíu so với âm Treble nên nghe trong 1 thời gian dài vừa nghe vừa làm việc như mình thì mình thấy ngấm hơn, phiêu hơn, cho cảm giác khá sảng khoái.

Đó là tất cả những gì mình cảm nhận được sau 2 ngày sử dụng chiếc tai nghe JBL Tune 220 true wireless. Mình tổng kết lại theo ý kiến cá nhân của mình thì đây là 1 chiếc tai nghe không đắt mà cũng không rẻ so với chất lượng, nó ở múc vừa phải, nếu bạn là người ko đeo được tai nghe in-ear thì đây sẽ là 1 sản phẩm đáng đẻ bạn lưu tâm trong tầm tiền hơn 2 triệu, vì dù sao nó cũng là 1 sản phẩm đến từ hãng lớn, đảm bảo được về chất lượng lâu dài, vì trong phân khúc này các hãng lớn cũng rất ít thậm chí là hiếm làm tai Earbud.

Điểm mạnh:

  • Mức độ hoàn thiện, thiết kế tốt
  • Đeo dễ tương thích với tai nhiều người.
  • Âm thanh khá trung thực, nghe đa dạng nhiều thể loại nhạc, trừ nhạc EDM
  • Nhiều màu sắc đẹp mắt
  • Mic đàm thoại to rõ.

Điểm yếu:

  • Pin 3 giờ là yếu so với mặt bằng chung
  • Không có App riêng
  • Cổng sạc thời kì đồ đá Micro USB
  • Không chống nước

Nguồn: songlongmedia.com



Bài viết liên quan

Đánh giá Audio Technica ATH-TWX7 - Truewireless cho fan nhạc trữ tình

Đánh giá Audio Technica ATH-TWX7 - Truewireless cho fan nhạc trữ tình

27-03-2024, 10:52 am

Audio Technica một cây đại thụ trong ngành âm thanh, xét theo doanh số thay danh tiếng thì không ai có thể phủ nhận điều này. Nếu như người đồng hương Sony nhanh chân bắt kịp xu hướng không dây với sự thành công của dòng WF-1000X thì Audio Technica có vẻ chậm chân hơn khá nhiều. Các mẫu true wireless cao cấp của hãng sau này thì bị đánh giá khá tệ khi có thiết kế không thân thiện khi đeo và tính năng thì nghèo nàn. Tuy nhiên thì mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi hãng tung ra chiếc ATH-TWX9 vào năm ngoài với hàng loạt cải tiến từ thiết kế tới âm thanh. Tiếp nối sự thành công đó thì Audio Technica đã ra mắt ATH-TWX7 với mức giá mềm hơn nhưng vẫn duy trì được những tính năng và thiết kế ưu việt như trên người đàn anh.
Chi tiết
Đánh giá Edifier WH700NB - Wireless Headphone quá ngon trong tầm giá dưới 1tr

Đánh giá Edifier WH700NB - Wireless Headphone quá ngon trong tầm giá dưới 1tr

14-03-2024, 4:19 pm

Edifier là hãng loa đã quá quen thuộc với người dùng Việt, ở thời điểm hiện tại thì ngoài loa dân dụng ra hãng cũng mở rộng danh mục sản phẩm sang tai nghe không dây. Edifier WH700NB là chiếc headphone không dây mới nhất của thương hiệu đến từ Trung Quốc này. So với người đàn anh W820NB Plus được ra mắt vào năm ngoái thì WH700NB có thiết kế bắt mắt hơn và mức giá cũng mềm hơn khá nhiều. Ngoài thay đổi về giá bán và thiết kế thì chiếc tai nghe này còn điểm gì hấp dẫn, mới mọi người theo dõi tiếp trong bài viết lần này.
Chi tiết
Đánh giá SoundPeats Gofree 2 - Nâng cấp từ trong ra ngoài

Đánh giá SoundPeats Gofree 2 - Nâng cấp từ trong ra ngoài

27-03-2024, 11:01 am

Năm ngoái thì Soundpeats có trình làng chiếc tai nghe openwearble đầu tiên của mình với tên gọi GoFree. Dù được đánh giá khá tích cực nhưng Soundpeats GoFree vẫn tồn tại những nhược điểm như là thiết kế kém hấp dẫn và chất âm hơi tệ. Phiên bản nâng cấp GoFree 2 được cho ra mắt 6 tháng sau đó và hôm nay thì mình đã được cầm trên tay chiếc tai nghe này, sau đây là những trải nghiệm của mình với Soundpeats GoFree 2.
Chi tiết
5 cách sửa lỗ cắm tai nghe điện thoại bị hư hiệu quả nhất

5 cách sửa lỗ cắm tai nghe điện thoại bị hư hiệu quả nhất

06-03-2024, 3:03 pm

Tai nghe của bạn bỗng dừng hoạt động! Đừng vội vàng quẳng chúng đi mà hãy thử ngay 5 cách khắc phục lỗ cắm tai nghe điện thoại bị hư dưới đây nhé!
Chi tiết
Cách sử dụng song song tai nghe và loa ngoài trên máy vi tính

Cách sử dụng song song tai nghe và loa ngoài trên máy vi tính

06-03-2024, 3:07 pm

Song Long Media sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng song song tai nghe và loa trên máy tính chi tiết, đúng kỹ thuật nhất dưới đây.
Chi tiết

Sản phẩm HOT

Tìm sản phẩm

Liên hệ chúng tôi Gửi tin nhắn cho chúng tôi Chat với chúng tôi qua Zalo Lên đầu trang