Vào năm 2013 thì Shure đã làm giới Audiophile bất ngờ và vô cùng phấn khích khi cho ra mắt mẫu Shure SE846 nhằm kỷ niệm 88 năm thành lập hãng. Lý do thì là bởi đây là mẫu inear cao cấp nhất của Shure và mức giá để sở hữu chiếc tai nghe này ngày ấy lên tới 1400 USD. Với mức giá cao như vậy thì Shure SE846 không làm người dùng phải thất vọng, suốt một khoảng thời gian dài sau đó thì đây chính là chiếc tai nghe end-game của rất nhiều audiophile, danh tiếng của SE846 trong thế giới inear thậm không kém gì các mẫu fullsize như HD650 hay AD2000X. Ở thời điểm hiện tại thì việc sở hữu Shure SE846 đã dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 16 triệu đồng là đã có thể sở hữu siêu phẩm này rồi.
Vào năm 2013 thì Shure đã làm giới Audiophile bất ngờ và vô cùng phấn khích khi cho ra mắt mẫu Shure SE846 nhằm kỷ niệm 88 năm thành lập hãng. Lý do thì là bởi đây là mẫu inear cao cấp nhất của Shure và mức giá để sở hữu chiếc tai nghe này ngày ấy lên tới 1400 USD. Với mức giá cao như vậy thì Shure SE846 không làm người dùng phải thất vọng, suốt một khoảng thời gian dài sau đó thì đây chính là chiếc tai nghe end-game của rất nhiều audiophile, danh tiếng của SE846 trong thế giới inear thậm không kém gì các mẫu fullsize như HD650 hay AD2000X. Ở thời điểm hiện tại thì việc sở hữu Shure SE846 đã dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 16 triệu đồng là đã có thể sở hữu siêu phẩm này rồi.
Đóng hộp & phụ kiện
Là một sản phẩm cao cấp nên đương nhiên Shure SE846 được chăm chút kỹ lưỡng từ trong ra ngoài. Tai nghe được đựng cẩn thận trong một tấm sốp dày, bên ngoài là hộp bìa cứng màu đen sang trọng. Đi kèm với Shure SE846 là bộ phụ kiện vô cùng phong phú, chúng ta được tặng kèm tổng cộng 8 cặp eartips, trong đó có 3 cặp dạng silion và 5 cặp foam, lưu ý là ống nozzle của Shure SE846 khá bé nên việc kiếm eartips thay thế sẽ khó hơn, tiếp theo là một cọng dây dẫn kèm mic và một adapter bluetooth(ver 4.1) để sử dụng với điện thoại, một case đựng bằng chất liệu tổng hợp và cuối cùng là 2 filter dùng để thay đổi màu âm theo ý thích của người dùng.
Thiết kế
Tuy đã ra mắt từ 10 năm trước nhưng theo mình thì Shure SE846 có thiết khá ưu việt, với kiểu dang housing bầu bĩnh và ổng nozzle nhỏ thì chiếc tai nghe này có thể dễ dàng fit tai với hầu hết người đeo. Ngay khi đeo lên tai thì cảm nhận đầu tiên của mình đó là sự vừa vặn và êm ái. Phần dây dẫn của Shure SE846 có kích thước khá dài và vẫn sử dụng jack 3.5, một cổng cắm khá phổ biến ở những năm 2013, tuy nhiên thì ở thời điểm hiện tại mình nghĩ nên nâng cấp sang một cọng dây đồng mạ bạc và sử dụng jack cắm 4.4 balance thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều.
Thông số kỹ thuật
Shure SE846 sử dụng cấu hình thuần BA với 2 driver BA cho dải trầm, 1 BA cho trung âm và 1 BA cho dải cao. Ngoài ra hãng còn trang bị một filer thụ động giúp triệt tiêu bớt âm thanh ở dải tần từ 80Hz đến 150Hz, mục đích để làm cho dải Bass gọn gàng hơn và không bị lấn sang Low Mid. Vì sử dụng cấu hình thuần BA nên trở kháng và độ nhạy của Shure SE846 lần lượt là 9 ohm và 114dB, quá thân thiện với các nguồn phát di động nên các bạn có thể cắm vào bất cứ nguồn phát nào, tai nghe vẫn sẽ cho âm lượng đủ lớn, đương nhiên là với một chiếc tai nghe cao cấp như này thì chúng ta cũng nên đầu tư một nguồn phát “môn đăng hộ đối” với em nó.
Chất âm
Shure SE846 là chiếc tai nghe có chất âm dễ nghe nhất ở trong tầm giá của mình. Những mẫu tai nghe trong cùng phân khúc với SE846 có thể kể đến như Campfire Adromeda hay Sony MDR EX1000 đều mang hơi hướng bóc tách và kỹ thuật với trung âm khá sáng, có độ chi tiết cao, trong khi đó thì Shure SE846 lại có dải Mid ngọt và dày đặc trưng của hãng âm thanh Mỹ, các bạn sẽ cảm thấy ấn tượng ngay từ những giây đầu tiên khi giọng hát vang lên, cảm giác vocal của những diva hàng đầu như Hà Trần, Mỹ Linh hay Thanh Lam nổi lên trên khỏi nền nhạc.
Bass của Shure SE846 cũng khá nhiều lượng so với các đối thủ của mình, Upper Bass còn hơi lấn nhẹ sang Low Mid tạo cảm giác hơi quyện cho người nghe. Treble của SE846 lại không quá nổi bật và hơi hiền khi độ chi tiết có phần còn kém những chiếc tai nghe ở phân khúc thấp hơn, nhưng như đã nói, kiểu âm của Shure SE846 không nhắm đến những ai thích sự chi tiết và kỹ thuật nên một dải treble nhẹ nhàng sẽ giúp người nghe thưởng thức âm nhạc lâu hơn.
Âm trường của Shure SE846 cũng chỉ ở mức trung bình, nếu ví không gian của MDR EX1000 là một buổi concerto thì Shure SE846 sẽ chỉ ngang với một phòng trà nhỏ, nơi mà người nghe có thể tập trung vào giọng hát và một vài nhạc cụ độc tấu, cảm giác rất ấm cúng và có thể bao quát được toàn bộ sân khấu.
Kết luận
Dù đã ra mắt từ 10 năm trước nhưng ở thời điểm hiện tại hay nhiều năm về sau thì mình vẫn luôn xếp Shure SE846 vào hàng ngũ những chiếc tai nghe hi-end buộc phải thử một khi bạn bước chân vào thú chơi này. Shure SE846 không phải là chiếc tai nghe hoàn hảo nhưng là chiếc tai đem lại trải nghiệm sử dụng cực kỳ tốt cho người dùng từ thiết kế, chất âm và cả bộ phụ kiện đi kèm của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc inear cao cấp có chất âm dễ chịu và không phải phối ghép quá cầu kỳ thì Shure SE846 là một lựa chọn rất đáng cân nhắc.
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hỏi đáp bình luận